NGUỒN GỐC TẾT

Lạp Chúc Nguyễn Huy

Mỗi năm Tết đến là Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Montreal tổ chức Hội Tết tụ hợp cả chục ngàn người có nghi thức cúng lễ tổ tiên, múa lân, văn nghệ, các gian hàng tết… . Các thân hữu bạn bè, các hội đoàn nhỏ như hội Rồng Vàng, nhóm Sa Long Cương, CLB SAIM tổ chức Tất Niên ở nhà hàng, phát hành tập san Tết… Đúng ngày Tết thì đến chùa, nhà thờ Việt, thánh thất Cao Đài cùng nhau ăn Tết và chúc tụng nhau.

Tại những vùng đông người tỵ nạn cộng sản như Little Saigon, Cabramatta Sydney, San Jose… Tết được tổ chức rất là hoành tráng (diễn hành của các hội đoàn, đốt pháo, chợ hoa, ca nhạc…) với cả trăm ngàn người tham dự.

Các nhà Hán học thường nói về chữ Tết và Tiết, cả hai chữ đều được phát âm bắt nguồn từ âm đọc (tset) chữ Hán trung cổ của chữ Tiết  . Điều này cũng nêu lên câu hỏi là các nhà Hán học có cưỡng từ đoạt lý không vì Tết là tiếng Việt, tiết là chữ Hán? Người Việt chúng ta thường nghĩ Tết là của người Trung Hoa nên những người quá khích chống Trung Cộng chống luôn hội Tết. Đây là vài điều để chúng ta suy nghĩ về nguồn gốc Tết qua 2 giải thích chung quanh chữ tiết (tiếng Hán) và tết (tiếng Việt),

Tết trong vùng Đông Nam Á

Theo nghiên cứu về sinh thái kinh tế, thời cổ đại, lãnh thổ Trung Hoa có hai sắc tộc chính sanh sống : người Hán ở lưu vực Hoàng Hà chuyên về chăn nuôi, du mục, ở phương Nam sông Dương Tử thì có người Bách Việt (trong đó có Lạc Việt) trồng lúa nước. Tết là lễ hội nông nghiệp nên xuất xứ từ giống Bách Việt chịu ảnh hưởng văn hóa miền Đông Nam Á. Vì vậy chúng ta có những câu hỏi sau:

Trước thời đô hộ, người Việt ăn Tết như thế nào? Theo sách Giao Chỉ Chí, Tết của người Việt là ăn mừng một mùa cấy trồng mới :« Bọn người Giao Quận thường tập trung lại thành phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan Lang, Chúa Động cũng đều tham gia lễ hội này ».

Có từ Tết trong chữ Hán không? Trong kinh Lễ Ký, Khổng Tử nói :« Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó. Họ gọi tên cho ngày đó là Tế Sạ.

Nước nào có từ Tết như của người Việt? Theo khảo cứu của BS Nguyễn Hy Vọng, Tết là danh từ (nom commun) gọi ngày lễ mừng đầu năm mới của nhiều dân tộc vùng Đông Nam Á khi gió Mùa từ Ấn Độ Dương mang mưa đến khởi đầu nông vụ trồng lúa. Cho nên, lễ mừng năm Mới của người Thái gọi là Thêts, của người Ấn Độ và người Khmer là Chêtr vào tháng tư tháng năm theo cổ lịch, người Mường là Thết, người Chàm là Tit vào tháng năm của lịch xưa Chàm… Như vậy Tết là cái ngày ăn mừng đầu mùa mưa và sau này trở thành ngày ăn mừng đầu năm âm lịch.

Từ ba câu hỏi trên, chúng ta có những suy nghĩ sau:

Lãnh thổ Việt nằm trên vùng Đông Nam Á nên Việt Nam có nhiều sắc thái văn minh, văn hóa giống như nhiều nước vùng Đông Nam Á : Trồng lúa trông cậy vào mùa mưa, ăn trầu cau, trống đồng, mặc váy, nhà sàn … Từ những điểm chung này, chúng ta có thể nêu lên các giả thuyết sau:

– Giả thuyết thời cổ xưa, dân Việt cũng như dân vùng Đông Nam Á ăn Tết là ăn mừng khởi đầu nông vụ do gió Mùa mang mưa đến.

– Có phải là sau một thời gian dài bị đồng hóa, dân Việt phải theo tập tục ăn Tết theo người Hán nên các nhà Hán học coi chữ Tết có âm Hán Việt là tiết, Tết và Tiết đều bắt nguồn từ âm đọc (tset) chữ Hán trung cổ của chữ Tiết ? Từ đó mà có suy luận Tết cổ truyền của người Việt có xuất xứ từ Trung Hoa.

Theo sử Trung Hoa, Xuân Tiết hay Tân Niên có từ thời Tam Hoàng và ngày Tiết thay đổi theo mỗi triều đại, nhà Hạ chọn tháng Giêng, nhà Thương tháng Sửu (tháng chạp)… đời Tần chọn tháng Hợi (tháng 11), nhà Hán chọn tháng Giêng (tháng Dần)… Nếu tra từ nguyên của chữ Tết thì chẳng có liên quan gì đến chữ Tiết trong tiết nguyên đán của lịch Trung Hoa. Nguyên Đán chỉ là buổi sáng đầu tiên của tiết lập xuân thôi.

Ngày nay, nhiều tư tưởng, tôn giáo, tập tục đã vượt qua ranh giới quốc gia dân tộc để thuộc về gia tài của nhân loại như Thiên Chúa Giáo, Kinh Dịch, Phật Giáo… Vậy nếu Tết Nguyên Đán theo âm lịch Trung Hoa được coi là thuộc về gia tài văn hóa tập tục của nhân loại thì chúng ta cứ tiếp tục vui chơi ngày Tết và chấp nhận giải thích Tết theo chữ Tiết .

Tết theo Kinh Dịch

Để giải thích Tiết Xuân, người Trung Hoa dựa vào Kinh Dịch. Tiết dùng để chỉ

« tiết trời » (khí hậu) trong một khoảng thời gian thí dụ như tiết xuân, tiết hạ v.v. diễn tả ảnh hưởng khí của trời đất cảm nhận được qua nhiệt độ nóng, lạnh, ấm… Tết Trung Thu, Thanh Minh, Đoan Ngọ…

Từ “nguyên” trong Nguyên Đán 元 旦 có nghĩa là đầu, đầu tiên, còn “đán” có nghĩa là ngày sớm mai. Nghĩa gốc của từ Nguyên Đán 元 旦 là chỉ “Ngày đầu tiên » (tức ngày mồng một) của một năm Nông lịch. Vậy Tết Nguyên Đán là buổi sớm mai đầu tiên của tiết xuân, và cũng là sớm mai đầu tiên trong năm gọi là Chánh Đán. Ngày mồng Một tháng Giêng là thời điểm qui tụ ba sớm mai quan trọng nhất của chu kỳ KHÍ[1] một năm nên còn gọi là ngày Tam Chiêu, Tam Thủy hay Tam Nguyên : Sớm mai đầu tháng Giêng, Sớm mai đầu mùa xuân, Sớm mai đầu năm (mới).

Ai đã quan sát thấy khí âm dương ?

Cách đây khoảng 5000 năm, các cao nhân quan sát vũ trụ bao quanh mà nhận xét thấy có hiện tượng khí từ trên trời đi xuống như ánh sáng, gió… và khí từ đất bốc lên như hơi nước. Hai luồng khí lên xuống giao nhau không ngừng nghỉ mà sanh ra các hiện tượng vật chất hữu hình trên thế giới. Các cao nhân vẽ một gạch thẳng
Lignepleinepetite[1]
tượng trưng cho khí dương từ trời đáp xuống, một gạch đứt đoạn
Lignebriseepetite[1]
biểu tượng khí âm đi lên từ đất. Hai gạch âm dương tác động lên nhau mà sanh ra các hiện tượng mà ta quan sát được trong vũ trụ.

Từ hai gạch biểu tượng âm dương mà các cao nhân đã viết nên quyển Kinh Dịch không chữ viết diễn tả luật âm dương làm động cơ cấu tạo thế giới và tiến trình của đời người trong đại vũ trụ.

Tiếp theo, các cao nhân quan sát hậu quả tác động khí âm dương lên xuống mà sanh ra các « tiết của khí » trong trời đất như : hàn, nhiệt, hỏa, ẩm, phong, khô hạn. Và tiếp theo các cao nhân cũng quan sát thấy hiện tượng Khí lên xuống không ngừng nghỉ trong chính cơ thể của mình mà sanh ra các « tiết » hàn, nhiệt, ẩm… trong cơ thể. Từ quan sát này mà con người cảm nhận một sự tương thông giữa khí đại vũ trụ và khí tiểu vũ trụ (con người) và tầm quan trọng ảnh hưởng của khí vũ trụ lên con người đã khiến con người mở hội ăn mừng ngày khởi đầu (ngày Tết Nguyên Đán) của chu kỳ biến chuyển khí trong vũ trụ mỗi năm.

Chu kỳ vận chuyển của khí

Trong thời tiền sử, các cao nhân quan sát những chuyển động của khí trong vũ trụ và nhận thấy sự biến đổi của khí theo 4 mùa xuân, hạ, thu, đông cũng giống như 4 giai đoạn trong mỗi ngày (12 giờ đêm đến 6 giờ sáng, 6 giờ sáng đên 12 giờ trưa, 12 giờ trưa đên 6 giờ chiều, 6 giờ chiều đến 12 giờ đêm). Khí của mỗi giai đoạn biến động được cao nhân gọi là Thiếu dương (xuân), Thái dương (hạ), Thiếu âm (thu), Thái âm (đông). Để diễn tả 4 giai đoạn đó của khí các cao nhân đã xếp chồng gạch dương
Lignepleinepetite[1]
(tượng trưng cho trời) và gạch âm
Lignebriseepetite[1]
(tượng trưng cho đất) thành hình ảnh chuyển đổi của 4 khí trong vũ trụ như sau.

Lignepleinemoyenne[1]

Lignebriseemoyenne[1]

Lignebriseemoyenne[1]

Lignepleinemoyenne[1]

Lignepleinemoyenne[1]

Lignepleinemoyenne[1]

Lignebriseemoyenne[1]

Lignebriseemoyenne[1]

Thái dương

Thiếu dương

Thái âm

Thiếu âm

Chu kỳ vận chuyển của khí trong vũ trụ qua 4 giai đoạn Thiếu dương, thái dương, thiếu âm, thái âm tương ứng với:

– 4 mùa trong năm: Xuân, hạ, thu, đông.

– 4 biến chuyển của thể xác: Sanh, lão, bệnh, tử.

– 4 trạng thái của vạn vật: Thành, trụ, hoại, không.

Ngày mồng Một tháng Giêng được coi là ngày bắt đầu chu kỳ vận chuyển một năm của khí trong vũ trụ vì ngày đó đánh dấu sự hồi sanh của vũ trụ, của sức sống, do đó mà con người mở hội ăn mừng và gọi là Tết Nguyên Đán.

Những câu hỏi về Tết

Khi nói về Tết, con cháu đã lớn khôn thường muốn có giải thích các tập tục quanh ngày tết và nhất là tại sao lại có kiêng kỵ?

– Ngày lập xuân?

Tại sao ngày Nguyên đán lại đôi khi không trùng với ngày Lập Xuân ? Ngày mồng một tháng giêng nông lịch gọi là “Xuân tiết” (chữ Hán春 節, pinyin: chūnjié nghĩa là lễ hội mùa xuân) nhưng năm Canh Tuất (1969), năm Kỷ Dậu thì Lập Xuân là ngày 28 tháng chạp; năm Tân Hợi (1970), Lập Xuân là ngày 9 tháng giêng; đến năm Nhâm Tí này, Lập Xuân lại là ngày 21 tháng chạp … Lý do là việc xử dụng múi giờ. Hai miền Nam Bắc Việt Nam từ sau năm 1975 đều cùng sử dụng múi giờ GMT+7 (trước đó Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sử dụng múi giờ GMT+7, còn Việt Nam Cộng hoà sử dụng múi giờ GMT+8 giống như Trung Quốc (múi giờ GMT+8). Hiện nay hai nước Việt, Trung sử dụng hai múi giờ khác nhau khi biên soạn lịch nên nông lịch của Việt Nam và Trung Quốc bị lệch thời gian so với nhau, có lúc thì chỉ lệch có một giờ, có lúc thì lệch đến một tháng. Vì vậy mà có năm Việt Nam đón tết cùng ngày với Trung Quốc, có năm lại đón tết trước Trung Quốc.

– Ông Táo, cá chép?

Cuối năm cúng ông Táo với cá chép. Ngày 23 tháng Chạp, ông Táo về báo cáo với Ngọc Hoàng, bay lên trời được thì phải cỡi cá chép là vì khi vượt qua Vũ Môn thì cá chép hóa thành rồng mới tiếp tục bay được.

– Trừ Tịch?

Trừ là trao lại chức quan, Tịch : ban đêm tức là đêm ngày cuối của tháng chạp là lúc năm cũ kết thúc, năm mới bắt đầu.

– Giao Thừa?

Nửa đêm là tiết Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới và chuyển giao giữa quan Hành Khiển cũ mới. Cúng giao thừa là cúng ở ngoài trời nhằm đón các thiên binh dưới quyền các quan Hành Khiển.

– Ăn Tết ba ngày?

Ba ngày Tết biểu tượng cho triết lý Tam Tài Thiên, Địa Nhân. Ngày mồng Một là Giờ tý có Trời, mồng Hai là giờ Sửu có Đất, mồng Ba giờ Dần có loài người. Mùng Bốn làm lễ tạ hay lễ tiễn gia tiên; Mùng Bảy Khai Hạ tức hạ nêu.

– Xông đất và vía?

Đầu năm chọn người có vía tốt đến xông nhà, tại sao? Người Việt thường nói ba hồn (Sinh hồn, Giác hồn, Hồn thuộc về Dương) và chín vía. Hồn thưộc về khí Tiên Thiên (trước khi có trời đất hữu hình) thanh, nhẹ bay lên trời; Vía (phách) là khí Hậu Thiên trọng trượt (sau khi có trời đất) thoát ra từ thất khiếu (lỗ) (Đàn ông có 7 vía thoát ra từ 2 lỗ tai, 2 lỗ mũi, 2 mắt, miệng thưộc về Âm; đàn bà có 9 vía tức thêm âm hộ và hậu môn). Vía.hiện diện trên đất có thể ảnh hưởng đến người sống chung quanh. Ý nghĩa chọn người có vía tốt đến xông nhà là vậy.

– Lì xì mừng tuổi?

Ngày Tết, ông bà, cha mẹ thường lì xì con cháu để lấy hên. Nhóm Liên Kết Các Thế Hệ ở Montreal có sáng kiến làm bao lì xì thay cho hồng bao Trung Hoa[2]. Trên mỗi bao lì xì viết một đoạn nhỏ lịch sử thí dụ như Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản giúp Trần Hưng Đạo phá giặc Mông với hình ảnh cành đào bên cạnh trống đồng Lạc Việt.

– Hoa Tết?

Ở Montreal, trước Tết có chợ hoa tại sảnh đường của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montreal. Đa số thích đến tìm các cành hoa vừa đẹp vừa ý nghĩa như hoa đào, hoa mai, cúc vạn thọ, quất đầy trái… Theo tín ngưỡng hoa đào đỏ có quyền lực xua đuổi ma quỉ nhờ uy quyền hai vị thần Trà và Uất Lũy cư ngụ ở cây đào. Hoa mai vàng sẽ mang lại nhiều may (mai).

Khi đề cập đến văn hóa Trung Hoa, chúng ta nên tránh thái độ quá khích chống văn hóa Trung Hoa hiện nay như tại Ca Li Hoa Kỳ đã có một nhóm nhỏ hô hào không ăn Tết vì lễ Tết là của Trung Hoa. Một điều chúng ta nên nhớ là có những tư tưởng triết lý (âm dương, ngũ hành của Kinh Dịch), tôn giáo (Phật gióa, Công giáo, Lão giáo…), tập tục (lễ Tết, lễ Giáng Sinh) đã vượt qua ranh giới quốc gia để thuộc về gia tài văn hóa chung của thế giới.

CƯỚC CHÚ

  1. Chữ Khí chỉ chất hơi gồm: chữ chỉ hình ảnh hơi nước bốc lên và biến thành vô hình trong không khí, -chữ mễ  chỉ bó ngũ cốc. Ý nghĩa chữ Khí là : chữ mễ ý nói nếu đốt ngũ cốc sẽ cho Tinh, Tinh này sẽ hóa thành Khí vô hình diễn tả bởi chữ chỉ hình ảnh hơi nước bốc lên . Chữ Khí là hình ảnh khí âm dương lên xuống: Khí âm xuất phát từ Tinh hữu hình (, mễ cốc) và trở thành Khí dương vô hình bay lên.

  2. Theo cổ tích Trung Hoa về lì xì, 8 đồng tiền (bát tiên) bỏ trong hồng bao đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi ma quỉ.