Vài Nhận Xét Về Tiếng Và Chữ Tàu

Nguyễn Hy Vọng

Tiếng Tàu/Tầu do âm Châu, Chu mà có, thay đổi qua mấy

ngàn năm, mà chữ Tàu chỉ thay đổi vài lần qua các đời nhà

Châu, Tần, Hán và gần đây, nhưng cũng kẹt vào cái ràng buộc

của hình vẽ nên không giải quyết, lẹt đẹt theo không kịp tiếng

nói, từ 1919 đến 1954 đã phải bỏ đi hơn 1000 chữ không dùng

nữa. Qua 1964 phải viết lại hơn 2000 chữ cho dễ viết hơn.

Singapore cũng đã thay đổi nhiều chữ Tàu. Riêng Đài Loan

không chịu thay đổi, nên sách Đài Loan bây giờ dân bên Tàu

lục địa khó đọc.

 

Khó mà dựa vào tiếng Tàu để suy đoán cái nghĩa gì được.

Văn chương thì Bắc Kinh nói là winh chang, Quảng Đông nói

măn chuyêng, Triều Châu nói là bun cheng. Họ viết một

cách nhưng mà phát âm tùm lum. Tartar > thát đát > sinh ra

sát đát (giết bọn Đát).

 

Người Mòn cũng gọi Tàu là Trak. Từ này có nhiều đồng

nguyên khắp thế giới:

English: Tartary, Tatary

French: Tartare

Greek: Tartaros

Latin: Tartarus

Persian: Tatar

 

Tiếng Tàu như con rắn lột xác (thay đổi chữ viết) nhiều lần

mà không biết tại sao phải lột.

 

Bạn có biết không? Sau 6 năm tiểu học, bộ giáo dục Tàu chỉ

mong con nít Tàu biết 1200 chữ, kiến thức thu gọn trong đó,

phải học viết mãi, không thì quên. Sau 6 năm, bộ giáo dục Nhật

chỉ mong con nít Nhật biết đọc 800 mặt chữ thôi, hiểu trong 800

chữ Tàu đó mà thôi, phải tập viết luôn luôn không thì lại quên.

Lớp tiểu học Đài Loan phải học kèm theo abc viết theo âm Tàu/

pin yin/phiên âm.

 

Từ xưa, 50 đến 90% chữ Tàu là ideogram (nay thì cũng vậy,

không tiến bộ được). Sự hiểu biết của Tàu đều tùy vào biết viết

chữ nhiều hay ít, vì thế có cái lạ đời là:

Khứ khử viết chung mà ý khác nhau quá.

Trung trúng cũng viết một cách mà hai nghĩa khác nhau

quá.

 

Korea xưa viết Nam/South như là nam/male; vì vậy, họ viết

hai chữ Việt Nam mà lại viết chữ Nam như là: người nam,

người con trai, người đàn ông, vì họ cóc cần cái nghĩa, chỉ biết

cái âm thôi.

 

Sự hiểu biết của tiếng nói không tùy vào chữ viết, mà tùy vào

cái âm và lời nói.

 

Chữ viết của thế giới và của abc Việt không cần phải nhớ mãi

sau khi đã viết được, trong khi đó sự hiểu biết của tiếng Tàu

hoàn toàn tùy thuộc vào cái chữ viết của nó, từ 1 đến 7500 đơn

vị hiểu biết. Chữ Tàu hở ra là quên, phải học viết suốt đời!

 

Bạn có biết không? Sau 6 tháng đến 1, 2 năm, con nít Việt

nam, không cần ai nhắc nhủ, không cần phải thông minh, đứa

nào cũng biết lắp 24 chữ cái với 168 vần để viết và đọc được

khoảng 10 ngàn tiếng Việt một cách dễ dàng, không bao giờ

quên cách viết vì nó quá dễ, trong khi đó thì chữ Tàu cũng chỉ

độ 10 ngàn chữ mà phải học suốt đời, học trước quên sau chứ

làm sao mà nhớ được 10 ngàn cái hình vẽ! Chưa kể cái sự thật

có một không hai của Khang Hy Tự Điển năm 1716 thú nhận

rằng có 40 ngàn chữ Tàu mà hết 20 ngàn là vô dụng, không

dùng vào đâu! (sic)