THI HÀO NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

Xuân Bích

Các giả thuyết: Có giả thuyết cho rằng cụ Nguyễn Du (1765-1820) viết Truyện Kiều sau khi đi sứ nhà Thanh, Trung quốc về, khoảng 1814-1820; có giả thuyết khác lại cho rằng Truyện Kiều được viết trước đó, vào thời gian tác giả làm Cai Bạ ở Quảng Bình, khoảng 1804-1809. Giả thuyết này được nhiều người chấp nhận. Tóm lại Truyện Kiều xuất hiện vào đầu thế kỷ 19. Bản Quốc ngữ hiện nay mà ta dùng là một tập trường thi gồm 3254 câu theo thể Lục/Bát, một thể thơ thuần túy Việt Nam.

Nguồn gốc:

Truyện Kiều của Nguyễn Du dựa trên Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Hoa. Lúc đầu truyện có tên là Đoạn Trường Tân Thanh.

Có thể nói, trên một bình diện nào đó, gần như Nguyễn Du đã phóng tác ra thiên tình sử này vì các nhân vật đã được tác giả biến đổi cái nhìn và kinh nghiệm từ nếp sống người Việt. Những cảm hứng để dựng truyện phát xuất từ tâm đạo và tính nhân bản đã đưa truyện Kiều lên tầm vóc một tuyệt tác phẩm của thiên tài Nguyễn Du. Học giả Phạm Quỳnh nhận định về truyện Kiều đã phải nói lên: “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn, tiếng Việt còn thì nước Việt còn.”

Ấn bản:

Truyện Kiều do Phạm Qúy Thích cho in vào khoảng 1820-1825, gọi là Bản Kinh. Sau đó do các nhà in ở Hà Nội phát hành gọi là Bản Phường.

Poème Kim Vân Kiều Truyện do học giả Trương Vĩnh Ký phiên âm năm 1875, Bản Quốc Ngữ cũ.

Giá trị:

Nội dung:

  1. Đề cao Tự Do Luyến Ái, sự thủy chung trong xã hội phong kiến.
  2. Khát vọng công lý.
  3. Ca ngợi nhân phẩm.

Nghệ thuật: Nghệ thuật cao, phong phú, một đóng góp lớn có ý nghĩa thời đại.

  1. Thể loại – thơ Lục Bát.
  2. Ngôn từ: xúc tích, độc đáo, vượt thời gian.
  3. Bố cục: Hợp tình hợp lý.
  4. Mô tả nhân vật.
  5. Thể hiện nội tâm.
  6. Tả cảnh ngụ tình.

Thi tài của Nguyễn Du đã thể hiện trong sáng tạo xây dựng nhân vật. Truyện Kiều còn là một thi tập với ngôn từ văn học dân tộc, một sự kết hợp tuyệt vời giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học để tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật cho thi ca.

Ảnh hưởng:

Suốt chiều dài lịch sử văn học và những sinh hoạt trong các bộ môn nghệ thuật, từ hàng trăm năm qua, truyện Kiều luôn tồn tại trong cuộc sống của người dân Việt, thậm chí cho đến ngày nay, những ngày lưu vong ở hải ngoại.

Có thể nói Truyện Kiều là một trong số ít các tác phẩm được người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội thuộc lòng những câu dùng trong đối thoại hàng ngày như đã trở nên một hình thức sinh hoạt văn hóa trong dân gian, trong các cộng đồng người Việt. Ngay cả đến tên các nhân vật và địa danh cũng được người ta lấy ra để sử dụng trong đời thường với ý nghĩa tương tự muốn ám chỉ.

Một vài chi tiết rời:

  1. Khi Kiều được đưa ra ở Quán Âm Các, Pháp danh là Trạc Tuyền.
  2. Dấu chấm than (!) và chấm hỏi (?) ở những câu:

– Người mà đến thế thời thôi

– đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi !

(trong phút gặp gỡ vô hình với vong linh Đạm Tiên)

– Người đâu gặp gỡ làm chi

– trăm năm biết có duyên gì hay không ?

(Phút gặp gỡ hữu hình với Kim Trọng cũng trong ngày Hội Đạp thanh).

Cả hai dấu chấm câu đều là những ẩn tự, hàm chứa bao tình tiết, gói

ghém cả một nỗi sầu tư, xao xuyến, vấn vương, băn khoăn, khắc khoải cho

thân phận, một người con gái mới lớn lên được trời ban cho cả tài lẫn sắc để

rồi trên ngã đường đời với những gặp gỡ ấy… Phúc hay họa đây?

3. Chữ MỆNH

Trong Truyện Kiều chữ MỆNH được nhắc tới 12 lần ở những câu:

4. Vào truyện, thi hào Nguyễn Du đã mở đầu trong câu thứ 2:

(2) – Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

5. Tiếp theo khi giới thiệu nhân vật Kiều, ngoài vẻ đẹp sắc nước gương trời,

trong tài nghệ của Kiều, ngón đàn như đã ươm trầm cung mệnh qua bản đàn

trong câu:

(34) – Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân

Rồi trước mộ Đạm Tiên, sau khi nghe Vương Quan nói về lai lich người ca nhi bạc phận ấy, Kiều đã xụt xùi cảm thương than lên như một ám ảnh:

(84) – Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

6. Thấy vậy Thúy Vân có ý trách yêu chị, khéo vơ sầu não vào mình làm chi, Kiều lại thở than với em:

(108) – Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu

7. Khi Kiều đàn cho Kim Trọng nghe, những ưu tư trong cuộc sống làm cho cô gái xuân thì không khỏi bồn chồn, âu lo, và lời đoán mệnh của thầy tướng số vẫn luôn ám ảnh:

(416) – Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa

8. Biết mình “phận mỏng cánh chuồn”, cuộc đời lưu lạc, nổi trôi nên nhờ em gá nghĩa chàng Kim thay mình, Kiều nhủ cùng em:

(738) – Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

9. Lúc Kiều bị người của Hoạn Thư bắt cóc rồi đốt nhà, cố tạo ra sự việc như Kiều đã bị chết cháy trong đó, cũng lại có lời rằng:

(1695) – Mệnh cung đang mắc nạn to

10. Khi Kiều được đưa ra tu ở Quán Âm Các, Hoạn Thư đọc tờ trình của Kiều, Thúc Sinh tiếp lời, vẫn chữ mệnh quy về cho Kiều một cách đáng thương:

(1906) – Hồng nhan bạc mệnh một người nào vay

11. Cuối cùng nhờ cửa Từ Bi để mong hóa giải nghiệp đời hồng nhan:

(1910) – Rắp đem mệnh bạc nương nhờ cửa Không

12. Khi Hồ Tôn Hiến lừa được Từ Hải, ép Kiều hầu rượu, đánh đàn. Khúc đàn

đầy ai oán và khi được hỏi, Kiều đã trả lời:

(2575) – Thưa rằng Bạc Mệnh khúc này

– phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ

– cung cầm lựa những ngày xưa

 (2578) – mà gương bạc mệnh bây giờ là đây.

13. Khi cả nhà đoàn viên, chữ mệnh cũng còn được nhắc đến thêm một lần nữa

như một thông điệp cho cuộc sống con người – gian nan, thử thách vốn như là cặp song sinh của tài và sắc:

(3246) – Có đâu thiên vị người nào

– Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

  1. Hành trình vào cõi thơ là một cuộc phiêu lưu vô tận và kỳ thú. Thơ vốn sẵn trong thiên nhiên và trong tâm hồn . Mỗi cảnh, mỗi tình (gió, trăng, nắng, mưa — niềm vui, nỗi đau v.v. là những ý thơ) là những áng thơ chưa viết thành lời.

Thơ thẩn trước hang động, người tiền sử có khi cũng rung động trước vẻ u tịch của núi rừng, vạt nắng chiều trên lưng đồi, ánh trăng vàng chiếu qua khe lá, tàn cây v.v.

Có thể nói mỗi người chúng ta, nhiều ít gì cũng có chút hồn thơ; dù không làm thơ song hầu như không mấy ai là không thích thơ và trên phương diện nào đó thơ như những hạt nguyên tử được nén vô ngôn từ như một ma lực để bừng nở trong trái tim con người. (chuyện nhà thơ Pháp Pierre De Ronsard, thế ky 16).

  1. Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Du là một nhà thơ lớn và Truyện Kiều là một tuyệt tác phẩm hàng đầu với những đặc điểm sau đây:
  2. Được in lại nhiều lần và được dịch sang nhiều thứ tiếng.

Theo trong Triết Lý Nhân Bản Nguyễn Du của Linh mục Hán Chương Vũ Đình Trác thì Truyện Kiều của Nguyễn Du được tái bản đến 23 lần bằng chữ Nôm và 72 lần bằng Quốc ngữ La tin

3. Được nói tới nhiều nhất.

Từ 1825 đến 1994 đã có trên 50 tác giả viết về Truyện Kiều dưới nhiều thể loại như luận án, giáo khoa bình giảng, nhận xét, phê bình v.v., chưa kể đến những bài bình luận bằng ngoại ngữ như Nhật ngữ, Hoa ngữ v.v

4. Được phổ biến sâu rộng trong dân gian dưới nhiều hình thức.

  1. Hầu như mọi giới trong xã hội, từ trí thức đến bình dân, không mấy ai là không biết, không nghe nói và không thuộc ít ra là vài câu trong Truyện Kiều. Từ đó Truyện Kiều mặc nhiên đã đi vào nếp sinh hoạt văn hóa của dân tộc, từ ngâm Kiều, vịnh Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều,bói Kiều cho đến ru con bằng thơ Kiều…
  2. Triển lãm tranh Kiều, minh họa truyện Kiều (Vũ Hối), phổ nhạc thơ Kiều (Quách Vĩnh Thiện), diễn xuất qua tuồng cải lương, trên sân khấu, đặc biệt là gần đây Kịch tác gia kiêm Đạo diễn Burton Wolfe đã đưa lên sân khấu lớn Broadway, và nhà điện ảnh Dương Qúy Bình cũng đã thực hiện một DVD Truyện Kiều bằng song ngữ Anh và Việt ngữ.
  3.  Vào năm 1963, Tổ chức Văn Hóa Liên Hiêp Quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Du là một trong những đại thi hào của thêế giới.

 

xuân bích