Tương lai tiếng Việt

Nguyễn Hy Vọng

[Viết tặng những thầy cô dạy tiếng Việt ở ngoài nước]

Sau hơn 1900 năm bị ảnh hưởng mạnh của tiếng Tàu, tiếng Việt chỉ mạnh thêm, không yếu đi. Sau gần 100 năm bị ảnh hưởng của tiếng Pháp, mà bọn Việt cọng gọi là Pháp thực dân, tiếng Việt cũng đã có thêm hàng trăm tiếng Pháp để mà nói cho ra con nguời của thế kỹ văn minh, như là cái gara, vải kaki, mũ bê rê, ki lô, mét, ki lô mét …hàng mấy trăm tiếng rất cần có để mà nói, tiếng Việt có kém di đâu?

Tôi không kể hết ra đây, nhưng ai cũng biết là không có những tiếng đó mình không sống được trong cái thế kỹ văn minh này, mà những tiếng Pháp đọc theo lối Việt đó đã trở thành những tiếng không có không được trong Việt ngữ.

Rồi thì 50 năm qua, ảnh hưởng tiếng Anh Mỹ cũng mạnh không kém trên một nửa đất nước [miền Nam cọng hoà] so với ành hưởng tiếng Tàu tiếng Nga trên miền Bắc cọng sản thì rất ít, tại sao ? Vì trước 1945, ta cũng đã có quá nhiều tiếng Tàu rồi, nên suốt 50 năm vừa qua, bọn cố vấn Tàu chúng nó gần như đô hộ dân Việt miền bắc nhưng lại chẳng có bày ra thêm đuợc chữ Tàu nào mới để mà dạy cho, trái lại tiếng Anh Mỹ là tiếng nói của thế giới tự do lại lan tràn rất nhanh, rất nhiều và rất dễ, không những là trong tiếng Việt, mà người Pháp, người Nga, người Tàu cũng học tiếng Mỹ như điên, the language of freedom đó các bạn.

Hãy nhìn xem, bây giờ bọn con cháu Việt cọng thèm đi du học Mỹ lắm, chúng nó dành nhau mà đi, gần như là không đứa nào chịu đi học bên Nga bên Tàu cả, có chi đâu mà học bên nớ, đi học Mỹ để còn rửa tiền, cái số tiền khổng lồ mà chúng nó đã rúc rỉa dân miền Nam mà có được, để vênh váo với nhau và về khoe khoang với cái lũ cha mẹ chúng nó. Ở đây [bên Mỹ] thì ai cũng biết là các người trẻ từ 10 tuổi cho đến 40 tuổi đang nói tiếng Vietglish.

[Tôi đặt ra tiếng này để dễ gọi cái hiện tuợng ngôn ngữ này, cũng giống như Franglish của bọn trẻ người Pháp hay nói xen tiếng Anh vào].

Có sao đâu, họ nói đôi ba câu tiếng Mỹ, xen vào một câu ngắn tiếng Việt, họ nói vài ba tiếng Mỹ xen vào một hai tiếng Việt, họ đang nói tiếng Vietglish đó, bạn ơi .

Các cô các thầy nóng lòng với quê hương dân tộc nên muốn các bé nói giỏi tiếng Việt, tấm lòng ấy thật qúy, nhưng sự tiến hoá của tiếng Việt là một sự kiện khách quan, nó chình ình ra đó, nó hiện thực và nó tốt, không xấu đâu.

Tiếng Việt đã chứng tỏ cái khả năng hội nhập với tiếng Tàu qua 2000 năm, mà không mất cái sức mạnh của mình, tiếng Việt đã chứng tỏ cái khả năng thích ứng với tiếng Pháp qua gần trăm năm, mà vẫn giữ mình còn nguyên vẹn, chỉ có giàu thêm.

Tiếng Việt sẽ chứng tỏ cái khả năng thu nhận từ ngữ Anh Mỹ rất dễ dàng và có kết quả rất tốt đẹp là :

Qua 30 năm, hai thế hệ người Việt tị nạn cọng sản đã có 15,500 bằng sáng chế đủ mọi ngành khoa học [theo báo cáo của Rockfeller Research Institute, chi nhánh Úc châu] trong khi Thái lan chỉ có 6500, Singapore chỉ có 7500 và tội nghiệp nhục nhã thay, đám trẻ bên nhà dưới ách văn hoá kềm kẹp chỉ có làm ra được 248 cái patents. 

Cái tiếng nói nào cũng phải thích ứng theo đà phát triển của các tiếng nói khác, ngay cả mấy trăm triệu người trẻ bên Tàu cũng phải lo học tiếng Anh Mỹ như điên để mà theo kịp, ngay trong các phòng không gian của chúng nó, người Tàu, người Nhựt

cũng nói từ ngữ khoa học Âu-Mỹ chứ đâu có nói ròng tiếng Tàu tiếng Nhựt đâu, trừ ra mấy chữ khai hỏa vớ vẩn.

Hồi tôi ở bên Nhật 4 tháng ruởi, chúng nó chỉ lên hàng trăm nhà chọc trời mà bảo là bi-rù, bi rù …building ! còn cái gyroscopic stabilizer thì nguời bạn kỹ sư Nhật chỉ biết gọi là Jai-rô-xì-cô-pik sì- ta-bi-lai-za ! Tội nghiệp ! hỏi ông Đỗ thông Minh thì biết, ổng làm chứng cho !

Truờng hợp tiếng Tàu cũng vậy, gặp những từ ngữ khoa học, chúng nó xào đi nấu lại những tiếng Tàu nghe ngô nghê buồn cuời nhu là ưu lực mẫn [super energy].

làm sao mà nghe cho vô lỗ tai, giả thử các nhà khoa học Việt ở Mỹ có nói super energy thì đã sao ?

Văn minh đi kèm văn hoá, và chỉ là những cố gắng của con nguời để có một đời sống tiến bộ là thích ứng tiếng mẹ đẻ vào giòng chảy của những ngôn ngữ loài người chứ không phải là khư khư với ba cái văn chương chữ nghĩa èo uột và sét rỉ của Tàu xưa và gọi nó là văn hoa, văn hoá!

Nếu chỉ biết có thế, vài ngàn chữ Tàu, một vài ngàn chữ Nôm mà cho là văn học, Việt học rồi thì tôi cho đó là văn họa!.

Này nhỉ, giờ đây có ai còn dám nói là hai cựu tình nhân đứng bên giòng thanh thủy không ? Té ra tiếng Việt đã hất cẳng tiếng Tàu một cách ngang xương… cho đi chỗ khác chơi, mà không ai biết đó thôi, kể cả mấy ông Hán Việt giỗm!

À hé …

Nguyễn Hy Vọng M.D.