Đào Sâu Tiếng Việt

Nguyễn Hy Vọng

Uả, tiếng Việt chình inh nơi miệng của khoảng 90 triệu người Việt, mắc mớ gi mà phải đào bới sâu cạn gì? Phải đào sâu vi cái mà ta tưởng vậy, nó lại không như vậy và cái ta tưởng là không phải… thi nó lại đúng.

Tiếng Việt, ngay cả với các nhà ngữ học, vẫn còn là một thứ “đất mới” [terra incognita] vi vậy mà tha hồ “ông nói gà bà nói vịt” về cái ý nghĩa của chừng 27,000 tiếng đó.

Trời … khắp thế giới gọi la sun, sol, soleil. Tàu thì thiên, chỉ có Việt là trời thôi sao! Đâu có, cả vùng Nam Á đều nói vậy, chỉ khác một chút thôi:

– Mường tlời, blời, meăt blời [mặt trời],

plời, lời, lời lẵn [mặt trời lặn]

– An Nam Dịch Ngữ bột lôi*

– Trần Cang Trung pô lôi

– Chữ Nôm blời

– Alexandre de Rhodes blời

– Khasi bloi

– Bahnar blon

–Palaung broi (trời mưa, trời nắng)

– Pali phloi (ông trời, thiêng liêng,

linh thiêng, thần thánh)

– Mon brey, broy (cloud, sky,

weather, climate)

– trey, troy (hallow, divine,

holy, sacred)

– mat brey (mặt trời)

Chàm proi (ông thần mưa)

Vậy là đào sâu tiếng Việt. Nếu ta đào sâu được cả 27,000 tiếng Việt thi ta sẽ có một cái nhin mới mẻ, rất rõ ràng về nguồn gốc của tiếng Việt, trừ phi có những người vẫn cứ muốncho là trời do thiên mà ra [sic] thi: nói người “khôn” không lại, nói người dại không cùng. Phải không bạn?