DIỆN MẠO NGƯỜI VIỆT TẠI CANADA

TỪ NGÀY MỚI LẬP CƯ ĐẾN NĂM 2016

Lâm Văn Bé

 

 

Tại Canada, thống kê dân số được Statistique Canada kiểm kê theo chu kỳ cứ 5 năm một lần. Thống kê mới nhứt là thống kê thực hiện vào mùa hè năm 2016 và đã lần lượt phổ biến từ mùa thu năm 2017.Thống kê về chủ đề Di Dân và Sắc tộc (Immigration et diversité ethnoculturelle) được công bố ngày 30 tháng 5 năm 2011.

Nhằm mục đích cung cấp thông tin chính thức và chính xác về cộng đồng người Việt tại Canada, đặc biệt tại Québec, chúng tôi tổng hợp và cập nhựt hóa một số bài viết trước đây về chủ đề nầy dựa vào thống kê 2016 và một số tài liệu khả tín khác. Bài viết nầy chắc còn sử dụng được đến năm 2023, năm mà Canada sẽ công bố, như thông lệ, toàn bộ thống kê dân số kiểm kê năm 2021.

Phần I – Cuộc lập cư gian nan và dũng cảm

 

http://www.rcinet.ca/patrimoineasiatique/wp-content/uploads/2012/05/Pic-2-4862608-239x300.jpg

Hai người mẹ ôm con xuống phi cơ ở phi

trường Dorval (nay là Trudeau) tại Montréal

 

Ngày 6 tháng 5 năm 1975, chiếc phi cơ Air Canada đổ xuống phi trường Dorval hơn 100 người Việt ngơ ngác, tay ôm tay xách, co rúm trong những chiếc áo mỏng không đủ ấm tuy mùa xuân đã bắt đầu trên xứ Tuyết. Đoàn người lưu dân đêm hôm ấy mở đầu cho cuộc lập cư trên một dải đất băng giá, xứ Canada, mà nhiều người Việt trước đó chưa bao giờ nghĩ đến lập cư nếu Cộng Sản không chiếm Miền Nam.

Cuộc di dân và lập cư của người Việt trên xứ Tuyết có thể chia ra 4 giai đoạn dựa trên những biến cố chính trị ở Việt Nam và chính sách di dân của Canada. Bốn giai đoạn nầy cũng tương ứng với đặc tính chính yếu của đa số người nhập cư và sự phân phối người Việt tại các tỉnh bang.

1. Giai đoạn 1975 -1978 

Ngày 1 tháng 5 năm 1975, Bộ Trưởng Di Trú Canada Robert Andreas ký thỏa ước với chánh phủ Mỹ chấp nhận 2000 người Việt được định cư ở Canada. Số người nầy đã được Mỹ di tản đến cái trại tiếp cư ở các căn cứ Subic Bay, Guam, Wake và ba trại tiếp cư trên đất Mỹ. Ngoài số người tị nạn mới đến, trên lãnh thổ Canada đã có độ 1500 người Việt mà phần lớn tập trung tại hai tỉnh bang Ontario và Québec. Số người Việt nầy là du sinh tự túc đã đến Canada từ VNCH sau 1970, một số khác là du sinh được học bổng Colombo, nhưng sau khi tốt nghiệp, họ không trở về nước, cưới vợ người Canadien và làm việc trong các lãnh vực giáo dục, kỹ thuật. Ngoài ra, một số khác là sinh viên đã tốt nghiệp từ các đại học ở Âu châu, Hoa Kỳ và Nhật cũng không trở về VN, xin nhập cư hay tìm cách nhập cư bất hợp pháp vào Canada và được hợp thức hóa tình trạng cùng lúc với dân tị nạn mới đến.

Theo Louis-Jacques Dorais, trong Les Vietnamiens de Montréal, thì «đầu năm 1975, tức vài tháng trước khi Saigon mất, tại thành phố Montréal có độ 800 người Việt tập trung phần lớn gần khu đại học Montréal » (tr.23). Cũng theo Dorais, những người Việt đầu tiên có mặt trên xứ Tuyết nầy là 20 nữ tu dòng Carmélites đã rời bỏ Hànội năm 1954 khi Cộng Sản cầm quyền ở miền Bắc. Số nữ tu nầy được tị nạn tại một tu viện ở vùng Lac Saint-Jean (tỉnh bang Québec).

Nhưng người di dân Việt Nam đầu tiên trên đất Canada phải kể là bà Phạm Thị Ngọc Lang, mẹ của Céline Galipeau, nữ xướng ngôn viên của đài truyền hình quốc gia Radio-Canada hiện nay, khi năm 1953, bà Lang đến Montréal kết hôn với Georges Galipeau, (phóng viên các nhựt báo ở Québec và thông tín viên của UPI ở VN), đoạn kết cuộc tình giữa hai sinh viên Việt – Canadien gặp nhau trên chuyến tàu viễn dương Saigon-Marseille. (Les racines des Vietnamiens, p. 170). 

Trong hai năm 1975 và 1976, độ 6 500 người tị nạn đến Canada, tập trung phần lớn tại tỉnh bang Québec, đặc biệt tại thành phố Montréal (1975: 1 808 người; 1976: 1 911 người). Đa số lớp người tị nạn nầy thuộc thành phần trí thức, chuyên gia, những công chức cao cấp và trung cấp trong chánh quyền VNCH hay những người có tài sản. Họ chọn Québec, tỉnh bang Pháp thoại trong số 10 tỉnh bang của Canada bởi họ đã được hấp thụ ít nhiều văn hóa Pháp hay họ đến đoàn tụ với con em họ đang học hay làm việc tại tỉnh bang nầy. Cũng trong lớp người nầy, từ 1975 đến cuối 1978, có độ 1 500 người chọn Ontario là tỉnh bang Anh thoại để lập nghiệp, tập trung phần lớn ở vùng Toronto.

Tưởng cũng cần nói thêm là số người tị nạn đến Canada phải hoàn lại chánh phủ Canada chi phí chuyên chở từ trại tị nạn đến Canada vì Canada chẳng có trách nhiệm nào trong cuộc chiến VN, tuy Canada đã tham dự vào hai Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến ở VN (CICS : Commission internationale de contrôle et de surveillance) là Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến 1954-1973 (Canada, Ấn Độ, Ba Lan) và Ủy Ban Kiểm Soát sau hiệp định Paris (1973-75). Và cũng phải nói thêm là ngành ngoại giao của Canada đã «trưởng thành» với những thử thách trong 20 năm có mặt trong hai ủy ban nầy, vừa phải đối phó với sự tráo trở của khối Cộng Sản, vừa phải cố giữ thể diện với người bạn đồng minh và láng giềng đàn anh Hoa Kỳ, nhờ đó mà Canada hôm nay là một quốc gia uy tín có mặt hầu hết trong các hòa giải và tổ chức hòa bình thế giới.

Tuy không chuẩn bị cuộc di cư, nhưng những di dân trong đợt nầy làm lại cuộc sống tương đối dễ dàng nhờ trình độ văn hóa và ý chí tái xây dựng mạnh với vài giúp đỡ tối thiểu của chánh phủ và các cơ quan thiện nguyện lúc ban đầu. Sự giúp đỡ của chánh phủ được thưc hiện dưới hình thức tiếp cư (tạm trú ở khách sạn Queen khi mới đến), được cung cấp một số nhu yếu phẩm cần thiết (với trợ cấp 300$), cho tiền thuê nhà từ 1-2 tháng, giới thiệu việc làm. Tại Québec, trẻ con đươc nhập học trong các lớp đặc biệt chuyển tiếp (classe d’accueil) để sau một năm có thể theo chương trình học bình thường, cha mẹ chúng, nếu không nói đươc tiếng Pháp được chánh phủ trợ cấp đi học tiếng Pháp tại các lớp COFI (Centre d’orientation et de formation des immigrants) trong 30 tuần.

Với những cố gắng phi thường, số người di tản đợt nầy, sau một hai năm đã có thể ổn định được cuộc sống mới, đa số những người hành nghề trong y giới (bác sĩ, dược sĩ) hay kỹ thuật, sau một thời gian ngắn thực tập, có thể trở lại ngành nghề cũ. Một số người chuyển nghề cũng tìm đươc việc làm thích nghi sau một thời gian làm những công việc « tay chân ». Một yếu tố thuận lợi khác là vào thời nầy, Montréal đang chuẩn bị tổ chức Thế Vận Hội Hè 1976 và Hydro- Québec, cơ quan thủy điện duy nhất của tỉnh bang Québec cũng đang xây dựng hạ tầng cơ sở thủy điện ở vùng Baie-James nên một số chuyên viên kỹ thuật, cán sự và ngay cả thợ không chuyên môn cũng có thể tìm được việc làm. Tuy xuống cấp về phương diện nghề nghiệp và lương bổng so với người bản xứ, nhưng với ý chí chấp nhận gian khổ để tái xây dựng, những người Việt di tản vào những năm nầy có được một công việc làm trên đất mới đã cảm nhận vô cùng hạnh phúc so với đồng bào của họ đang oằn oại trong tủi nhục và nghèo khổ trên quê hương.

2. Giai đoạn 1979 -1980 

Chánh sách tù đày, thù hận và kinh tế suy sụp của Cộng Sản đã khiến người Việt oán hờn tìm mọi cách ra đi dù phải hi sinh mạng sống. Từ tháng 7 năm 1978, làn sóng thuyền nhân lại bắt đầu xuất hiện trên hải phận Thái Bình Dương với một mức độ gia tăng dù nhiều thuyền nhân đã bị chôn vùi giữa biển cả hay nạn nhân của hải tặc (thực ra những người thoát được Cộng Sản năm 1975 cũng đã là boat-people). Thảm cảnh thuyền nhân đã gây một xúc động lớn cho thế giới và tại Canada, « biến cố » tàu Hải Hồng đã mở đầu cho cuộc di dân thứ hai của người Việt.

Hải Hồng là một chiếc tàu rỉ sét gần như phế thải (đóng năm 1954) rời VN ngày 15 tháng 10 năm 1978 với 2 654 người trên tàu, đa số là người Việt gốc Hoa, đến Mã Lai ngày 9 tháng 11 sau khi đã bị cơn bão Rita vồ vập trên biển cả. Chánh phủ Mã Lai không cho tàu cập bến, dù người tị nạn trên tàu đã kiệt sức, và báo Globe and Mail ở Toronto, trong số báo ra ngày 14 tháng 11 đã báo động « những người Việt trên tàu không đứng dậy được, trong số 1 280 trẻ con trên tàu, rất nhiều trẻ bị bịnh và bịnh truyền nhiểm sẽ lan ra cho cả tàu » (L’odyssée de Hai Hong p. 12). Chính trong bối cảnh bi thương ấy, chính phủ Canada đã tiên phong chấp nhận cứu trợ 604 người (trong đó Québec nhận 200) trước khi Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ và Úc theo gương Canada.

Thảm cảnh Hải Hồng đã khơi dậy tình thương và sự cởi mở của chánh phủ và người dân Canada đối với thuyền nhân Việt Nam. Ngày 7 tháng 12 năm 1978, chánh phủ ban hành quyết định Indochinese Designated Class Regulations khuyến khích các hiệp hội, tư nhân bảo trợ người tị nạn Đông Dương (với một số quyền lợi thí dụ như miễn thuế lợi tức…) và chánh phủ cam kết sẽ bảo trợ một số người tị nạn tương đương với số người do tư nhân và hiệp hội bảo trợ. Kết quả của chương trình nầy đã vượt quá chỉ tiêu (50 000), vì chỉ trong hai năm 1979 và 1980 đã có 7000 đoàn thể (một nhóm 10 người được xem như một đoàn thể) đã bảo trợ được 36 000 dân tị nạn và chánh phủ chấp nhận 24 000 người (trong số có một số người tị nạn gốc Miên, Lào, Hoa).

Chính trong đợt di dân nầy đã làm cộng đồng người Việt phát triển về dân số và tản mác khắp các tỉnh bang, nhiều nhất là ở tỉnh bang Ontario. Tuy nhiên, so với đợt di dân trước, thành phần người di dân đợt nầy không đồng nhất, nếu có một số chuyên viên, quân nhân công chức, người khá giả nhưng đa số gồm người có học lực thấp, vô sản khi đến đất định cư.

3. Giai đoạn từ 1981 – 2005

Cao điểm của di dân là từ 1981 đến 1990 là giai đoạn thuyền nhân ồ ạt ra biển và các chương trình ODP. Chính giai đoạn nầy đã làm cộng đồng người Việt ở ba tỉnh bang nói tiếng Anh là Ontario, Colombie-Britannique và Alberta gia tăng dân số người Việt.

Nếu những người tị nạn ở hai giai đoạn trước vẫn phải trải qua bao gian khổ, nhục nhằn, nhưng họ vẫn còn may mắn hơn những người đến muộn bởi lẽ họ đã sớm thoát được Cộng Sản hay được giúp đỡ lúc ban đầu định cư. Những di dân Việt Nam đến trong giai đoạn nầy phải làm lại cuộc đời khi tuổi đời đã cao và trong tình trạng kinh tế khó khăn của quốc gia đón nhận. Tuy nhiên, những ngày tủi nhục trong chế độ Cộng Sản khiến họ rắn rỏi, kiên trì hơn và đa số những gương thành công trong nhiều lãnh vực, nhất là trong thương trường, là những người đến Canada (kể cả ở Mỹ) trong đợt nầy.

Ngoài ra, trong cuối thập niên 90, một số người rời VN từ miền Bắc Cộng Sản, trải qua nhiền năm tháng trong các trại tị nạn, đặc biệt sau khi trại tị nạn Hồng Kông đóng cửa, đã được Canada chấp nhận vì lý do nhân đạo. Một số người Việt trong nhóm nầy không hội nhập vào xã hội mới, sống ghetto, có các hoạt động ngoài vòng pháp luật (trồng cần sa) liên hệ với nhóm người đi từ miền Bắc Cộng Sản. Họ tập trung nhiều nhất ở tỉnh bang Colombie-Britannique nhưng hiện nay có mặt ở khắp nơi. Tiếc thay, nhóm người nầy là hiện tượng một con sâu làm sầu nồi canh, tạo lý do cho những hiểu lầm và kỳ thị khi tập thể người Việt đã lớn mạnh trong can đảm và danh dự.

4. Giai đoạn từ 2006 – 2016

Cuộc di cư tị nạn chính trị xem như chấm dứt sau năm 2000. Từ năm 2006 trở đi, người Việt Nam xin nhập cư, tạm cư, định cư ở Canada đa số là những người di cư theo dạng đoàn tụ gia đình và di cư kinh tế. Thống kê cho biết trong giai đoạn 2006-2016 có 22 665 người Việt nhập cư trong đó có 5 460 người di cư kinh tế.

Luật lệ về chính sách di cư và lao động áp dụng cho những người di cư kinh tế khác nhau tùy theo liên bang hay tỉnh bang, nhưng nói chung, những tỉnh bang ít dân như ở vùng Đông Bắc (Nouveau-Brunswick, Nouvelle-Écosse, Île-Prince-Édouard,Terre-Neuve-Labrador) và các tỉnh bang vùng Trung nguyên (Alberta, Manitoba, Saskatchewan) tương đối dễ dàng hơn về các điều kiện. Đó là lý do giải thích phần nào số người Việt ở các vùng nầy có tỉ lệ gia tăng rất nhiều trong giai đoạn nầy. Riêng tỉnh bang Québec có 3 chương trình di cư kinh tế là : programme Entrepreneur, programme pour Investisseurs, programme des Travailleurs indépendants. Ngoài những điều kiện về kinh nghiệm quản trị, học lực, khả năng sinh ngữ và chuyên môn, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, người di dân kinh tế (bao gồm cả người phối ngẩu và con dưới 19 tuổi) phải có một sở hữu đầu tư tối thiểu 100 000 CAD (Travailleurs Indépendants), 900 000 CAD (Entrepreneurs) hay 2 triệu CAD (Investisseurs) và phải chứng minh nguồn gốc của tài sản nầy. Vì Québec sinh hoạt chính yếu bằng tiếng Pháp và kiểm soát khá chặt chẽ nguồn gốc tài sản, dân nhà giàu VN tham nhũng «chê» Québec mà đi các tỉnh khác.

Ngoài ra, từ những năm gần đây xuất hiện một số khá đông người Việt, đa số thuộc tuổi trung niên, nói tiếng Việt sành sõi, sinh hoạt cách biệt với cộng đồng người Việt tị nạn, có khuynh hướng theo Cộng hay thân Cộng. Số người Việt «mới» nầy thuộc nhiều dạng : người đến Canada bằng visa du lịch hay visa học vấn rồi ở lại trái phép sau khi hết hạn, thân nhân được đoàn tụ bởi những «cannabis farmers» nay trở nên doanh nhân rồi tiếp tục nhập bọn làm chuyện phạm pháp, du sinh và thân nhân ban đầu qua lại thăm con, chuyển tài sản rồi xin định cư.

Du sinh là cửa ngõ hợp pháp cho lớp người giàu có, cán bộ cộng sản, sau khi vơ vét tiền của trên một Việt Nam nghèo khổ, đến hưởng phú quý trên một đất nước mà người tị nạn đã phải bỏ thân xác trên biển cả, phải trải qua bao nhục nhằn gian khổ mà nhiều người vẫn chưa được yên ấm lúc tuổi già. Số người Việt mới đến nầy mang theo cái văn hóa kệch cởm, vô học, vô đạo của cộng sản làm mất uy tín của người Việt tị nạn đã bao năm xây dựng trên các vùng đất định cư. Công sản thật ác độc, đã trốn chạy chúng mà chúng cũng đuổi theo !!!

Bảng 1Số người nhập cư theo nơi sinh ( Việt Nam ) từ 1971 đến 2016

Tổng số

Thời gian nhập cư

Trước 1981

1981-

1990

1991-2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2016

Canada

169 250

38 990

60 010

37 975

9610

11 455

11 210

Ontario

80 530

17 345

30 115

19 415

4 850

4 920

3 885

Québec

25 440

7 675

8 400

5 095

1 255

1 505

1 505

Colombie Britannique

27 875

5 980

10 015

6 885

1 400

2 015

1 780

Alberta

27 080

6 385

9 425

5 645

1 635

1 950

2 035

Manitoba

4 225

985

1 345

965

280

510

495

Saskatchewan

2 615

505

460

260

115

425

860

N. Brunswick

720

55

45

35

15

70

500

N. Ecosse

445

95

155

60

25

60

65

Île Prince-Edouard

60

0

10

0

0

10

40

Terre Neuve- Labrador

30

0

0

15

0

0

15

Territoire du Nord – O

175

20

35

55

25

0

40

Yukon

55

25

0

10

15

10

0

 

Nguồn : Statistique Canada. Recensement 2016. Population immigrante selon le lieu de naissance, la période d’immigration – Catalogue 98-402-X2016007

Chú thích : Canada là quốc gia song ngữ (Anh, Pháp) nên địa danh có khi khác biệt giữa tiếng Pháp và tiếng Anh (British Columbia = Colombie Britannique; Nova Scotia = Nouvelle Écosse; New Brunswick = Nouveau Brunswick; Northwest Territories = Territoires du Nord-Ouest; Prince Edward Island = Île du Prince-Édouard).

Bảng thống kê trên cho thấy người Việt nhập cư đến Canada nhiều nhất (60 010 người) trong thập niên 1981-1990, là giai đoạn ra đi ồ ạt của thuyền nhân. Phân nửa của số dân nhập cư trong thời gian nầy định cư ở tỉnh bang Ontario (30 115), phân nửa còn lại định cư tại 3 tỉnh bang Québec, Colombie-Britannique và Alberta. Số người nhập cư sau đó giảm dần đến năm 2005 xem như chấp dứt người tị nạn. Trong thập niên sau đó, từ 2016 đến 2016, số di dân lại tăng lên, nhưng là dân tị nạn kinh tế. Điều lưu ý trong 4 tỉnh bang có nhiều người Việt, từ hơn 10 năm nay, Québec là tỉnh bang có dân nhập cư ít nhứt, trái lại Alberta và Nouveau-Brunswick có dân nhập cư nhiều nhứt tính theo tỉ lệ. Điều nầy sẽ được giải thích trong phần sau.

Phần II – Diện mạo người Việt tại Canada

  1. Một cộng đồng di dân mới

Tuy cộng đồng người Việt tại Canada là một trong những cộng đồng di dân mới nhứt, nhưng lại khá đông dân nhập cư, đứng hạng 5 trong số các sắc tộc không phải gốc người Âu châu (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Phi Luật Tân và Jamaicains).

Bảng 2- Dân số người Việt ở Canada và các tỉnh bang 1991 – 2016

 

2016

2011

2001

1991

Tổng cộng Canada

240 610

220 425

151 400

94 260

Các tỉnh bang

Ontario

107 640

100 520

67 450

38 550

Québec

43 080

42 480

28 310

21 805

Colombie Britannique

41 435

35 850

27 190

12 595

Alberta

36 780

32 510

21 490

15 135

Manitoba

5 850

2 775

755

3 545

Saskatchewan

3 685

4 665

870

1 530

New – Brunswick

885

525

235

250

Nouvelle Écosse

760

595

790

645

Territoires du Nord-Ouest

240

170

75

120

Île du Prince-Édouard

85

80

0

65

Terre Neuve-Labrador

75

65

25

0

Yukon-Nunavut

85

130

15

30

 

Nguồn :- Les Vietnamiens de Montréal, p. 43 

– Recensement 2011 – catalogue 99-010-X201103

– Recensement 2016 –Immigration et diversité ethnoculturelle catalogue 98-400-X2016189

Phân phối dân số tại các tỉnh bang

Résultats de recherche d'images pour « province du canada et leur capital »

  • 95% người Việt tập trung ở 4 tỉnh bang: Ontario, Québec, Colombie-Britannique và Alberta chiếm đến 228 665 người. Tịnh bang Ontario có người Việt nhiều nhất (107 640 người, chiếm 44.7% dân số VN ở Canada), kế đó là Québec với 43 080 người (18%). Sáu tỉnh còn lại và 3 lãnh thổ liên bang chỉ có 11 945 người (5%).

Chỉ trong 20 năm (1991-2011), dân số Việt Nam ở Canada gia tăng hơn gấp đôi, đặc biệt ở các tỉnh bang Ontario và Colombie-Britannique. Nhưng trong 5 năm từ 2011 đến 2016, sự gia tăng rất ít, chỉ có 20 185 người, chiếm 8.3%. Đặc biệt, trong thời gian nầy, Québec chỉ tăng có 600 dân (1.4%). Điều nầy có thể giải thích bằng sư kiện gia tăng tự nhiên (sinh/tử) của người Việt rất thấp và số nhập cư chỉ là người di cư kinh tế và được thân nhân bảo lãnh.

Qui chế dân số (statut) : 240 610

Nhập cư (immigrant) : 136 970 người (56.8%) 

Sinh ở Canada (non immigrant : 98 180 người (40.8%, là những người dưới 41 tuổi vào năm 2016.

Không thường trú (Résidents non permanents) : 5 460 người (2.4%) là những người có visa làm việc, visa học vấn đã xin tị nạn chính trị trước ngày 3 tháng 5 năm 2016 chưa được cứu xét.

Qui chế dân số (statut) : 240 610 

Nhập cư (immigrant) : 136 970 người (56.8%)

Sinh ở Canada (non immigrant  : 98 180 người) (40.8) là những người dới 41 tuổi vào năm 2016

Phân loại người nhập cư (catégorie d’admission) : 122 740 người

Dân nhập cư kinh tế (Immigrant économique) : 19 170 người (15.6%)

Dân nhập cư được bảo lãnh (Immigrant parrainé) : 51 895 người (42.3%)

Dân tị nạn (réfugié) : 51 190 người (41.7%)

Không thuộc các loại trên : 485 người (0.4%)

Quốc tịch

Có quốc tịch Canadien : 208 710

Có quốc tịch Canadien và một quốc tịch khác : 7910

Chưa có quốc tịch : 23 990

2 – Một cộng đồng lập cư ở đô thị 

Người Việt ở Canada chỉ sinh sống quanh vùng đô thị. Chỉ 5 vùng đại đô thị (Région métropolitaine de recensement = RMR gồm thành phố trung tâm và vùng phụ cận) là Toronto, Montréal, Vancouver, Calgary và Edmonton có 182 505 người, chiếm 76% người Việt tại Canada.

Bảng 3 – Dân số VN ở 5 đại đô thị từ 1991 đến 2016

 

Đại đô thị

2016

2011

2001

1991

Toronto

73 745

70 225

45 105

24 550

Montréal

38 660

38 960

25 605

19 265

Vancouver

34 915

31 075

22 865

10 095

Calgary

21 010

18 430

11 595

7 255

Edmonton

14 175

12 955

8 990

6 780

Tổng cộng

182 505

172 645

114 160

67 945

Tổng số dân

240 620

220 425

151 400

94 260

% 5 đại đô thị

76%

78%

75%

72%

 Tổng cộng                        182 505

 

 

Nguồn : Les Vietnamiens de Montréal

 

Recencement 2011 (catalogue 99-010-X2011036)

 

Recencement 2016 (catalogue 98-400-X2016007)

 

 

 

Đại đô thị Montréal

 

 

 

Năm 2016, Đại đô thị Montréal có 38 660 người, giảm 300 người so với thống kê năm 2011 (38 960 người). Đại đô thị Montréal gồm Thành Phố Montréal, các thành phố ngoại vi nội thành, Laval, và vùng Montérégie.

 

 

 

Thành phố Montréal có 25 975 người, giảm 1760 ngưởi so với 2011 (27 735 ) gồm 17 địa hạt nội thành (arrondissements):

 

 

 

Ahunsic-Carierville (1960 người), Anjou (975), Côte-des-Neiges-Notre-Dame-de-

 

 

 

Grâce (3215), Lasalle (600), Mercier-Hochelaga-Maisonneuve (1945), Montréal-Nord (1220), Outremont (310), Pierrefonds-Roxboro (370), Plateau-Mont-Royal (880). Rivière-des-Prairies – Pointe-aux-Trembles (825), Rosemont-La Petite Patrie (1860), Saint-Laurent (2940), Saint Léonard (2005), Sud-Ouest (815), Verdun (485), Ville-Marie (1405), Villeray- Saint Michel- Parc Extension (5865). Cộng chung : 27 735 người

 

 

(thống kê 2011)

 

 

 

Các thành phố ngoại vi của Thành phố Montréal

 

 

 

Dollard des Ormeaux (420), Dorval (90), Kirdland (70), Mont Royal (940), Pointe-Claire (90 ), Westmount ( 250). Cộng chung : 1790.

 

 

 

Rive Nord : Laval : 3755

 

 

 

Rive Sud : Longueuil : 1535, Brossard : 2190

 

 

 

Montérégie : 3415

 

 

 

 

 

Đại đô thị Toronto 

 

 

 

Năm 2016 có 73 745 người Việt, so với năm 2011 tăng thêm 3 520 người. Trong đại đô thị nầy có Thành phố Toronto (Toronto City) có 36 840 ngưởi Việt. Đa số người VN tập trung trong 3 khu ở trung tâm thành phố :

 

 

 

Khu đường Bloor và Jane dọc theo sông Humber phía Tây và Dundas phía Bắc;

 

 

 

Khu giữa Dufferin và Bathurst, từ phía Bắc St-Clair đến Eglington;

 

 

 

Khu phía Bắc Eglinton giữa Keele và Dufferin.

 

 

 

Những năm gần đây, vùng Mississisauga rất phát triển, năm 2016 có 14 155 người Việt.

 

 

 

Ngoài ra, Ontario còn có những thành phố có vài ngàn người Việt: Ottawa-Gatineau (9650) Vaughan (6850), Brampton (6775), Hamilton (4855), Kitchener (3340), Markham (2970), London (2755), Guelph (2405), Windsor (2320).

 

 

 

3 – Một cộng đồng người Việt không thuần nhất là người Việt

 

 

 

Trong số 240 610 người Việt theo thống kê 2016, có 165 385 người (68.8%) xác nhận gốc là người Việt (réponse unique) và 75 225 người (31.2%) khai là gốc người Việt lai với một (hay hai) chủng tộc khác mà Statistique Canada gọi là réponse multiple= multiple ethnic origin response). Điều nầy nói lên rằng những người tự nhận là người VN và thêm một chủng tộc khác có thể lai với người Hoa, người Miên, những dân tộc đã cộng cư từ lâu trên dải đất VN và những người Việt thế hệ thứ hai, thứ ba… sinh ra ở Canada có cha hay mẹ không phải là người Việt.

 

Về điểm câu trả lời gốc là người Việt và câu trả lời gốc người Việt thêm chủng tộc khác, chúng tôi nêu lên ba nhận định :

 

– Trước tiên là sự « nhập nhằng » của một số người Miên, người Hoa đến Canada di cư từ VN. Khi đến trại tiếp cư, họ khai họ là người Việt (bởi lẽ một số chương trình cứu trợ dành cho người Việt), nhưng sau đó, một số người nầy lại sinh hoạt theo các cộng đồng Miên và Hoa (tùy hoàn cảnh gia đình thân thuộc) và dĩ nhiên, khi kiểm kê dân số, căn cứ vào môi trường sinh sống, họ có thể khai là người Việt hoặc Miên, hoặc Hoa, hoặc cả ba. Sự kiện nầy giải thích phần nào hiện tượng phóng đại số thống kê người Việt và các sắc tộc khác.

 

– Một sự kiện khác còn đáng quan tâm hơn là số người khai vừa là gốc Việt vừa là gốc một chủng tộc khác gia tăng thêm cứ mỗi lần kiểm tra dân số (năm 2001 : 21%; năm 2006 : 24%, năm 2016 : 31%) , điều nầy cho thấy một số người Việt Nam, nhầm lẫn vô tình hay cố ý nguồn gốc chủng tộc (origine ethnique/ethnic origin) với quốc tịch. Chúng tôi không biết được chính xác tỉ lệ nhầm lẫn vô tình hay cố ý hai ý niệm nầy, nhưng thống kê cho biết số người Việt ở các tỉnh bang Anh thoại có tỉ lệ số trả lời réponse multiple nhiều hơn Québec khiến chúng tôi suy luận, tại các tỉnh bang nầy số người Việt gốc Hoa hay gốc Miên nhiều hơn ở Québec.

 

-Ngoài ra, phải hiểu rằng những câu hỏi của Statistique Canada rất phức tạp, việc trả lời những trang giấy đầy ấp những ý niệm xã hội và nhân chủng không phải dễ dàng đối với những người có học lực kém, không có thời giờ, trả lời cho xong việc, do đó việc nhầm lẫn là điều khó tránh.

 

Statistique Canada còn cung cấp một yếu tố khác có thể bổ túc việc xác định số người thuần là gốc Việt và người Việt lai một chủng tộc khác, đó là tiếng mẹ (langue maternelle). Định nghĩa tiếng mẹ theo Statistique Canada là ngôn ngữ đầu tiên được học nói ở nhà và còn hiểu được vào thời điểm làm thống kê. Năm 2016, theo Statistique Canada có 166 215 người có tiếng mẹ là tiếng Việt, như vậy trong số 240 610 người khai là người Việt có 74 395 người Việt lai (240 610 – 166 215), chiếm tỉ lệ là 30.9%.

 

Hai con số réponse multiple và tiếng mẹ gần trùng hợp nhau, như vậy có thể kết luận là có khoảng 31% người Việt lai với một chủng tộc khác, một tỉ lệ khá lớn.

 

Ngoài tiếng mẹ, Statistique còn cung cấp thống kê về các ngôn ngữ người Việt thường sử dụng trong gia đình, yếu tố nầy là thước đo về việc bảo tồn bản sắc dân tộc của người Việt.

 

Bảng 3 – Tỉ lệ (%) các ngôn ngữ thường sử dụng trong gia đình

 

 

 

Ngôn ngữ

ON

QC

BC

AB

2016

2011

2016

2011

2016

2011

2016

2011

Việt

46

55

47

57

43.2

51

45.2

50

Anh

40.2

34.7

7.6

6.4

43.1

36.8

42.6

38

Pháp

0.6

0.3

34.8

29

0.2

0.2

Anh, Pháp

1.7

0.4

0.3

Việt, Anh

12

10

1.3

1.6

13

12.2

12

12

Việt, Pháp

5.3

5.3

3 ngôn ngữ

1.2

1.2

2.3

0.3

0.2

 

 

 

Nguồn : Statistique Canada. Recensement 2011, 2016. Langue parlée

 

le plus souvent à la maison

 

 

 

Một hiện tượng rất đáng ngại là tiếng Việt càng lúc càng «mất giá» trong gia đình.

 

Bảng thống kê trên cho thấy chỉ trong 5 năm (2011-2016), tiếng Việt đã giảm bớt sử dụng đến 5 % (năm 2011 : trên 50% người nói tiếng Việt; đến năm 2016 chỉ còn 45-47%). Những thống kê trước đó cho biết là số người Việt sử dụng tiếng Việt trong gia đình hơn 60%.

 

Tại Québec, tỉnh bang lập cư đầu tiên của người Việt, đa số người Việt hội nhập dễ dàng vào xã hội ngưởi bản xứ, tiếng Việt lần lần bị đàn áp dưới sức mạnh của tiếng Pháp theo hiện tượng diglossie. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở British Columbia, nơi mà người Việt gốc Hoa từ các trại tiếp cư ở Hồng Kông ồ ạt đến lập nghiệp vào thập niên 90, tiếng Tàu và tiếng Anh là hai ngôn ngữ thông dụng trong mọi sinh hoạt, do đó cả 2 tỉnh bang nầy, tiếng Việt bị «mất giá» trong ngôn ngữ gia đình. Người Việt sinh sống ở Alberta (AB) chủ yếu là kỹ nghệ lọc dầu và hãng xưởng, sống rời rạc nên tiếng Việt ít được sử dụng nhất. Nói tóm lại, mỗi nơi mỗi lý do, tiếng Việt lần lần bị «mất tiếng» trong gia đình và xã hội.

 

Mặc dù các bậc thức giả ưu tư với việc bảo toàn di sản và tiếng Việt bằng cách tổ chức thiện nguyện các trường dạy tiếng Việt, nhưng qua năm tháng, các lớp nầy thiếu vắng học sinh. Trẻ con không muốn học và chính phụ huynh cũng không còn tha thiết vì cuối tuần phải chở chúng đi học nhạc, học thể thao, học đủ thứ khác, do đó học tiếng Việt không còn là ưu tiên. Hiện tượng tiếng Việt lần lần ít được sử dụng còn được giải thích qua vấn đề các thế hệ. Thế hệ thứ hai, sinh ra và lớn lên tại Canada chiếm đến 38%, bị cuốn hút trong văn hóa Bắc Mỹ, mà chính cha mẹ họ cũng đoạn tuyệt với quốc gia gốc thì chuyện thế hệ trẻ không biết văn hóa ngôn ngữ Việt Nam là chuyện dĩ nhiên.

 

 

 

Các thế hệ

 

Tổng số người Việt : 240 610 người.

 

  • Thế hệ thứ nhất (sinh tại Việt Nam hay ngoài Canada) : 144 025 người (60%)
  • Thế hệ thứ hai (sinh tại Canada, có cha hay mẹ sinh tại VN hay ngoài Canada: 91 490 người (38%)
  • Thế hệ thứ ba, thứ tư (sinh tại Canada, có cha mẹ sinh tại Canada) : 5 095
  • ( 2%)

 

Lưu ý là sự phân chia thế hệ căn cứ vào nơi sinh của cha mẹ chớ không căn cứ vào tuổi.

 

 

 

4 – Một cộng đồng có nhiều trình độ hội nhập khác biệt

 

 

 

Lịch sử các giai đoạn di dân phản ảnh trình độ hội nhập và sinh hoạt kinh tế của người Việt ở các vùng định cư.

 

  • Montréal

 

Là nơi định cư đầu tiên của người Việt, qui tụ nhiều «chất xám» của cộng đồng, nơi mà người Việt hội nhập nhiều nhất vào môi trường sống mới. Người Việt ở Montréal sinh hoạt hòa hợp với người dân bản xứ, tạo được sự tín nhiệm và nể trọng của chánh phủ và người dân. Các giới chuyên nghiệp y tế (bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ) phục vụ cho người Việt và người bản xứ với sự tận tụy, 4 trường đại học của thành phố đều có ở mỗi nơi khoa trưởng, phó khoa trưởng, giám đốc và giáo sư nhiều phân khoa; trong lãnh vực kỹ thuật, tài chánh có nhiều chuyên viên cao cấp và trung cấp, nói tóm lại, sự hiện diện của người Việt trong các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, giáo dục và y tế xã hội đã được xác định (xem thống kê « Các sinh hoạt kinh tế» ở phần sau).

 

Theo BS Từ Uyên, « số y sĩ đông nhất tại Montréal với 530 người, dược sĩ 280, và nha sĩ chừng 150. Tại Toronto có 151 y sĩ, 187 dược sĩ và 130 nha sĩ, và nếu kể Vancouver và các tỉnh bang khác từ Đông qua Tây, y giới Canada gốc Việt trên dưới 1000 y sĩ, 600 dược sĩ và 400 nha sĩ, như vậy tổng cộng không dưới 2 000 người » (Tập san Y sĩ, số 200, tháng 1/2014, tr. 46).

 

Theo Statistique Canada về học vấn năm 2016, trong số 1990 người Việt tốt nghiệp ngành y tế ở Canada ( bác sĩ, nha sĩ, thú y sĩ, optometriste), Québec có 1000 người, tỉ lệ cao hơn tất cả các tỉnh bang khác, kể cả đối với người Canadiens. Kết quả tương tự đối với các người có bằng tiến sĩ ( xem bảng 4.1), điều nầy xác nhận Québec quả thực là nơi tập trung chất xám của người Việt ở Canada.

 

  • Toronto và Vancouver

 

Là hai thành phố được người Việt chọn lựa nhập cư sau 1980. Đến đất mới với số vốn văn hóa và tài chánh kém hơn nhóm di dân trước, phải đối phó với sự cạnh tranh của những sắc tộc đã định cư lâu đời (Trung Quốc, Ấn độ, dân gốc Nam Mỹ…) cộng thêm với sự kỳ thị kín đáo của người bản xứ, đa số người Việt Nam tại hai thành phố nầy có khuynh hướng sống quần cư về sinh hoạt kinh tế. Một số nhỏ người có khả năng hội nhập lại cách biệt với quần chúng, cộng đồng người Việt tại hai thành phố nầy phân tán theo vị trí xã hội và sinh hoạt kinh tế, và hậu quả là họ càng ít có cơ quan đại diện để binh vực tập thể và cá nhân một cách hữu hiệu. 

 

  • Calgary và Edmonton

 

Là Eldorado của Canada từ khi Alberta thành công trong việc khai thác cát nhựa (sable bitumineux) để biến thành dầu hỏa. Thực ra, không phải chỉ có người Việt mà nhiều sắc tộc khác và cả người Canadiens cũng đổ xô về tỉnh bang nầy để tìm việc. Người Việt đến đây sống với thiên nhiên khắc khổ, đời sống đắt đỏ, tụ họp thành ghetto, nhưng viễn tượng đi tìm đất hứa thật bất định.

 

 

 

Để khảo sát trình độ hội nhập của người Việt, chúng tôi dựa vào ba yếu tố : trình dộ học vấn, khả năng sinh ngữ và các sinh hoạt kinh tế

 

 

 

4.1 – Trình độ học vấn

 

 

 

Bảng 4 – Tỉ lệ (%) trình độ học vấn của người Việt trên 15 tuổi của người Canadiens và người Việt tại 4 tỉnh bang đông người Việt (2016)

 

 

 

Trình độ

CA

VN

QC

ON

BC

AB

Không hết Trung học

11.5

23

32.2

33

33

Tốt nghiệp Trung học

23.7

21.4

30.4

33.4

30

Bằng học nghề

10.7

6.6

3.8

6.8

6.4

CEGEP hay tương đương dưới đại học

22.4

16

13.8

11.8

13.5

Đại học và hậu đại học

30.8

30

19

14.5

16.6

Cử nhân

24

23

16.5

12.8

15

Cao học (MA, MS)

5.9

5.7

2

1.5

1.4

Tiến sĩ

0.9

435 (1.3%)

445 (0.5%)

80 (0.2%)

60 (0.2%)

Bác sĩ, nha sĩ, thú y, optométrie

0.8

1000 (3%)

520

0.6%

170

(0.5%)

180

(0.5%)

 

 

 

Nguồn : -Statistique Canada. Recensement 2016. Scolarité. Faits saillants et tableaux

 

– Statistique Canada. Recensement 2016. Origine ethnique (101), Âge (15A) et certaines caractéristiques démographiques…. Catalogue 98-400-X2011

 

Bảng thống kê trên xác nhận trình độ học vấn của người Việt ở Canada nói chung thấp hơn trình độ học vấn của người bản xứ, nhưng đặc biệt người Việt ở tỉnh bang Québec cao hơn so với người Việt ở tất cả các tỉnh bang khác.

 

Không học hết Trung học đối với các quốc gia Tây Phương được kể như mù chữ thực dụng (analphabétisme fonctionnel). Nếu tỉ lệ nầy chỉ có 23% đối với người Việt ở Québec thì đối với các tỉnh khác cách biệt đến hơn 10%.

Tỉ lệ người tốt nghiệp đại học ở Québec (30%) gấp 2 lần so với người Việt ở British Columbia (14.5%) và Alberta (16.6%), Nếu đem so sánh tỉ lệ tốt nghiệp tiến sĩ và các ngành y học của người Canadiens, trình độ học vấn của người Việt tại tỉnh bang Québec làm người bản xứ phải thán phục.

Ký giả Gérald Leblanc của báo La Presse, tờ nhật báo lớn nhất của Québec đã viết như sau năm 1992 : «Đạt được nhiều bằng cấp, làm việc không mõi mệt, người Việt Nam đang thực hiên những kỳ công của người Do Thái vào giữa thế kỷ nầy…Và người Việt Nam có lẽ là những người đầu tiên trong số các sắc tộc chiếm giữ một tỉ lệ chức vụ trong guồng máy công quyền, kể cả các chức vụ cao cấp ».

 

4 .2- Hiểu biết ngôn ngữ của quốc gia định cư

 

Ngoài học lực, việc thông thạo ngôn ngữ của quốc gia định cư còn là yếu tố thuận lợi trong việc hội nhập kinh tế và văn hóa. Trong số 10 tỉnh của Canada, 9 tỉnh nói tiếng Anh, chỉ có Québec nói tiếng Pháp nhưng trong thực tế, đa số người Việt ở Québec hiểu biết được cả 2 ngôn ngữ Pháp, Anh (tổng cộng 91.7). Tuy đa số hiểu biết, nhưng số người Việt thông thạo ngôn ngữ Anh Pháp ít hơn rất nhiều. Không nói thông thạo ngôn ngữ của quốc gia tiếp cư, người Việt tại các tỉnh kỹ nghệ như Ontario, British Columbia và Alberta gặp khó khăn trong sinh kế, phải chấp nhận công việc làm xuống cấp, không tương xứng với khả năng vì không diễn đạt được rành rẽ tiếng Anh, lợi tức đồng niên do đó xuống thấp, đó là chưa kể tại các tỉnh bang nầy vẫn còn 11% người Việt không hiểu được ngôn ngữ chính thức của quốc gia định cư, là một rào cản lớn trong việc hội nhập kinh tế và văn hóa.

 

Bảng 5 – Tỉ lệ (%) người Việt hiểu biết được ngôn ngữ chính thức

của Canada (2016)

 

Ngôn ngữ

QC

ON

BC

AL

Anh

15.7

86

87.5

88

Tiếng Pháp

55

1

0.5

0.5

T. Anh +Pháp

21

2

1

0.5

Không Anh, Pháp

8.3

11

11

11

 

Nguồn : Statistique Canada. Recensement 2016. Origine ethnique, âge, sexe et

certaines caractéristiques démographiques

 

4.3 Các loại hoạt động kinh tế của người Việt (2016)

Bảng 6 – Tỉ lệ (%) các loại hoạt động kinh tế của người Việt Nam trên 15 tuổi

Ngành nghề

QC

ON

BC

AB

Canh nông, chài lưới hầm mỏ

0.4

1.3

7.0

3.8

Phục vụ công chúng

0.6

0.2

0.1

1.0

Xây cất

1.7

3.8

6.6

6.1

Chế tạo vật phẩm

12.2

24.0

9.5

14.2

Buôn bán sỉ

3.3

4.0

3.6

3.9

Buôn bán lẻ

11.0

9.8

11.4

11.3

Chuyên chở, tồn kho

2.3

2.0

2.7

2.6

Truyển thông, văn hóa

3.0

2.0

2.1

1.7

Tài chánh,bảo hiểm

5.0

4.4

3.2

2.7

Dịch vụ địa ốc

1.3

1.5

1.4

1.3

Dịch vụ chuyên môn, khoa học, kỹ thuật

9.3

6.8

5.0

6.5

Quản trị xí nghiệp

0.1

0.1

0.1

0.1

Dịch vụ hành chánh, vệ sinh, chất thải

2.4

3.5

4.2

3.1

Giáo dục

4.0

3.5

2.3

2.9

Y tế, xã hội

11.8

6.2

6.5

6.8

Dịch vụ giải trí, nghệ thuật, trình diễn sân khấu

1.4

1.5

1.8

2.0

Tiệm ăn, khách sạn

17.3

9.1

16.5

15.1

Dịch vụ linh tinh

8.7

13.0

14.0

12.4

Quản trị hành chánh công

4.2

3.3

2.0

2.5

 

– Theo bảng phân loại kỹ nghệ ở Bắc Mỹ (SCIAN) 2012

Nguồn: Statistique Canada. Recensement 2016. Origine ethnique (101), Âge (15A), sexe(3) et certaines caractéristiques démographiques. Catalogue 98-400-X20189. 

(Các con số tỉ lệ do tác giả tính theo số tròn thập phân)

Bảng thông kê trên trình bày khá rõ rệt diện mạo sinh hoạt kinh tế của người Việt ở Canada.

 

– Sinh hoạt chính yếu của người Việt là dịch vụ mở tiệm ăn, vượt qua người Ý vốn đã phát triển dịch vụ nầy trước khi người Việt Nam đến. Sở dĩ nghề nầy phát triển dễ dàng vì người Canadiens lần lần thích món ăn Việt, tinh tế hơn món ăn Tàu, sinh hoạt có tính cách gia đình mà cần ít vốn. Những lúc sau nầy, một số người «cannabis farmers» mở tiệm ăn không cần lợi nhuận chỉ cốt để rửa tiền phi pháp. Trái với định kiến thông thường, Ontario là tỉnh bang có đông người Việt nhất nhưng lại có tỉ lệ tiệm ăn ít nhất (9.1%) vì sự cạnh tranh của người Tàu và nhiều sắc tộc khác.

 

– Sinh hoạt phổ biến thứ hai của người Việt là làm việc trong các hãng xưởng. So với tỉ lệ trung bình là 9% đối với người Canadiens làm việc trong lãnh vực nầy, đối với người Việt, trung bình cứ 8 người Việt thì có một người làm việc trong các hãng xưỡng chế tạo vật phẩm. Với Ontario là tỉnh bang kỹ nghệ, tỉ lệ nầy rất cao (24%) trong khi sinh hoạt nầy không mấy phát triển ở các tỉnh bang khác, đặc biệt ở Québec (12%).

 

Những tài nguyên thiên nhiên của từng địa phương đã qui định phần nào các ngành nghề của người Việt : chài lưới và đánh cá ở British Columbia (7%), khai mỏ, lọc dầu ở Alberta (3.8%).

 

Québec nổi bật trong các sinh hoạt chuyên nghiệp : 15.8% trong lãnh vực y tế xã hội và giáo dục, 9.3% trong lãnh vực khoa học kỹ thuật . Nói chung, tỉ lệ người sinh hoạt trong các lãnh vực nầy chiếm đến 25.1% ở Québec trong khi tỉ lệ nầy thấp hơn ở ba tỉnh bang khác : Ontario (16.5%), Alberta (16.2%), British Columbia (13.8%). So với người Canadiens, tỉ lệ của 3 lãnh vực nầy là 24.4% ( y tế xã hội :11, khoa học kỹ thuật : 7, giáo dục 6.4), người Việt Nam ở Québec đã vượt hơn cả người bản xứ.

 

– Nhưng dù có vài khác biệt trong các sinh hoạt kinh tế tùy địa phương, trừ những người có cơ may được đào tạo lại ngắn hạn để tiếp tục nghề cũ (thường là giới y sĩ, dược sĩ, và một số ít kỹ sư), nói chung người Việt các ngành nghề khác phải chấp nhận làm việc trong sự xuống cấp, bởi kiến thức, kinh nghiệm và ngôn ngữ không thích ứng với môi trường sống mới.

 

5- Một cộng đồng tương đối bền vững đời sống gia đình

 

Bảng 7 – Gia cảnh người Việt so với người Canadiens (2016)

Người Việt Nam

Số người

Tỉ lệ

Canadiens

Người Việt trên 15 tuổi

191 665

29 312 160

Kết hôn

82 860

43.3

45.6

Sống chung không cưới

15 550

8.0

12.0

Độc thân

70 665

36.9

28.1

Ly thân

4 260

2.2

2.5

Ly dị

12 360

6.5

6.2

Góa

5 480

3.0

5.6

 

Nguồn : Statistique Canada. Recensement 2016. Catalogue 98-400-X2016189

Statistique Canada. Recensement 2016. Profil de recensement. Canada

 

Đa số gia đình người Việt kết hợp bằng một cuộc hôn nhân (43.3%). Tỉ lệ người sống chung ngoài hôn nhân (union libre) vẫn còn ít (8%) so với người bản xứ (12% đối với người Canadiens nói chung và 16% đối với người Québécois).

Cảnh chia lìa vì chiến tranh, vì ly tán gia đình do sự xung khắc của những hệ thống giá trị mới, nếp sống và suy tư, đã khiến 8.7% người Việt phải sống ly thân và ly dị (bằng với người Canadiens), nhưng số người sống độc thân (36.9%) lại nhiều hơn người Canadiens (28.1%), kể cả số người Việt kết hôn (43.3%) cũng ít hơn người Canadiens (45.6%), điều không bình thường với người VN trước đây.

Đối với người già, tuy có nhiều báo động về hiện trạng người già bị bỏ rơi, cộng đồng người Việt ở Canada còn duy trì được truyền thống nuôi dưỡng, săn sóc người già trong gia đình bởi con cháu hay thân tộc. Đa số người già VN vẫn sống chung với gia đình con trai hay con gái (21%), chỉ có 8 % sống riêng rẻ, trong khi tỉ lệ nầy đối với người già Canadiens đến 29%.

Nếu tình trạng người già Việt Nam chưa « mất giá », vì ngoài tình hiếu thảo của con cháu, phải hiểu rằng hệ thống an sinh của Canada cũng góp phần cải thiện đời sống cho người già có một bảo đảm tương đối tốt về phương diện tài chánh và y tế, vì vậy người già VN tại Canada thường ví von : Khi trẻ nuôi con, lúc già nhà nước nuôi (đối với người già « vô sản », hưu bổng và phụ cấp (supplément du revenu garanti) của chánh phủ mỗi tháng cho một người độc thân tối đa khoảng 1100$, cho vợ chồng khoảng 1700$ không kể miễn phí y tế và phần lớn thuốc men). Nhưng nếu phải nói thêm mặt trái của chữ hiếu : có khi cha mẹ phụ giúp cho con với « tiền già » khi ở chung với con.

Kết luận 

Ngay từ khi đặt chân trên đất mới, người Việt di tản đã mang theo mối thù với Cộng Sản, và bằng mọi giá phải triệt hạ những hội đoàn thân Cộng Sản. Tại Montréal, lợi dụng sự chiến thắng của Cộng Sản trong nước, « Hội Việt Kiều yêu nước » công khai lập công ty độc quyền Imex chuyển vận hàng hóa mà người di tản, dù không hợp tác vẫn phải tiếp xúc để nhờ họ chuyển quà về cho thân nhân đang đói khổ ở VN (gọi là độc quyền bởi lẽ người Viêt ở Mỹ cũng phải tập trung hàng hóa về đây qua các chi nhánh, trong thời gian Mỹ đoạn giao với VN). Giữa thập niên 80, sau một thời gian làm ăn phát đạt, nhóm Cộng Sản thời cơ nầy chia chát tài sản, đóng cửa tờ báo (Đất Việt) khi cộng đồng người Việt di tản lớn mạnh, hay đúng ra khi bọn họ không còn làm ăn được nữa. Tuy nhiên, gần đây, với sự tiếp tay của Tòa Đại sứ Việt Cộng, bọn tàn dư trở lại lập cái gọi là Hội Canada-Vietnam-Society (CVS) tại 4 nơi Toronto, Ottawa, Montréal, Vancouver để mưu toan quấy phá cộng đồng người Việt tị nạn.

Trực diện với khó khăn, con người cần tìm gặp nhau để đùm bọc che chở cho nhau, do đó các hội ái hữu, hội người Việt ( còn có tên là Cộng đồng người Việt vùng Montréal, vùng Toronto, vùng Ottawa…) lần lượt ra đời ngay từ 1976 để điều hợp và phát triển các chương trình tương trợ, hội nhâp và sinh hoạt chính trị của người Việt trong vùng.

Ngoài sinh hoạt riêng theo mục đích của từng hội, mẫu số chung của tất cả các hội là chủ trương quốc gia, hay nói khác là chống Cộng Sản. Cũng như đa số người Việt ở hải ngoại, người Việt ở Canada có nhiều cách chống Cộng. Có người hăng hái đi biểu tình chống đối những vi phạm nhân quyền của Cộng Sản tại quê hương, phản đối các ca sĩ đến từ VN, có người nhất định không về VN, không giúp đỡ VN dưới mọi hình thức, có người viết văn viết báo chống đối chế độ, nhưng đa số dù không tham gia các sinh hoạt nổi hay chìm, tâm tư của gần như tất cả người Việt là không chấp nhận chế độ Cộng Sản. 

Nói đến thế hệ con cháu là nói đến một nỗi ưu tư khác. Tại Canada, đa số thế hệ người Việt thứ hai và đặc biệt thế hệ thứ ba đã quá hội nhập vào xã hội định cư đến độ quên mất gốc nguồn. Không có một dân tộc nào xóa bỏ căn cước (identité) một cách nhanh chóng như dân tị nạn Việt Nam.

Tuy nhiên, phải hiểu rằng hoàn cảnh lập cư đặc biệt của người Việt, đa số phải bắt đầu làm lại cuộc đời lúc nửa đời người, họ phải học hỏi và tìm cách hội nhập vào một nền văn hóa xa lạ đồng thời với con cháu họ, và ước muốn tạo dựng lại một thế đứng, một quân bình đã khiến họ phó thác cho xã hội mới và văn hóa mới đào tạo đám con cháu họ. Thanh thiếu niên cũng phải phấn đấu tìm chỗ đứng, chúng cũng không muốn suy nghĩ và hành động khác biệt với bạn hữu của chúng là người da trắng, chủ nhân đất nước đã đón nhận chúng. Trong hoàn cảnh ấy, nếu đa số người Việt, sau một thời gian làm việc cật lực có thể ổn định được đời sống kinh tế, mua sắm được gia cư, và trẻ con Việt Nam là những học sinh sinh viên giỏi, những chuyên viên lành nghề, thì chuyện giới trẻ không nói được tiếng Việt, quên gốc nguồn cũng là chuyện tất nhiên. Đó là cái giá hội nhập phải trả của một dân tộc vô tổ quốc, thiếu cơ cấu cộng đồng để nương tựa, thiếu cơ cấu gia đình để gìn giữ giềng mối, đành phải khuất phục hay có khi tự nguyện khuất phục trước sự đàn áp của một ngôn ngữ và văn hóa mạnh hơn (diglossie).

Làm sao nói hết được những thảm cảnh của người Việt từ lúc xuống ghe cho đến ngày xuống lòng đất lạnh. Và cũng nói sao hết được cái diễm phúc của 240 610 người Việt sống trên Xứ Tuyết, dù trong bất cứ trạng huống nào cũng vẫn còn may mắn hơn 95 triệu đồng bào của họ đang sống trong nghèo đói và bạo lực dưới chế độ Cộng Sản.

Thư mục chính yếu

– Statistique Canada. Recensement 2001, 2006, 2011.

– Statistique Canada. Recensement 2016. Immigration et diversité ethnoculturelles. Origine ethnique (101), âge (15A), sexe (3), et certaines caractéristiques

démographiques culturelles. Chercher sous les rubriques Canada, provinces, RMR.

– Tập San Y sĩ, số 146 (7/2000), số 200 (01/2014).

– Québec. Immigration, Diversité et Inclusion. Portrait statistique de la population d’origine vietnamienne au Québec en 2011 – Montréal : Le Ministère, 2014.

– Louis-Jacques Dorais, Éric Richard. Les Vietnamiens de Montréal.- Éd. de l’Université de Montréal, 2007.

– Gérald Leblanc. Racines. – Montréal : Édition du Méridien, 1993.

– René Pappone. L’odyssée du Hai Hong- Ottawa : Immigration Canada, 1982.

Lâm Văn Bé

Novembre 2018