HEMINGWAY : Nhà văn, con người, và cõi sống (Phần I)
(Gửi Kim Dung, cô em đã khuyến khích anh nên có bài viết để nói về Hemingway)
Nguyễn Bảo Hưng
Phần I – Hemingway: Nhà văn
Ernest HEMINGWAY (1899-1961) là nhà văn Mỹ từng được giải văn học Nobel, nổi danh toàn cầu. Nhưng tôi chỉ biết đến tên ông khoảng đầu thập niên 1960, khi Sài Gòn rầm rộ cho ra mắt các bộ phim phỏng theo một số tác phẩm của ông như Le soleil se lève aussi (The sun also rises), L’adieu aux armes (Farewell to arms), Pour ce qui sonne le glas (For whom the bell tolls), Le vieil homme et la mer (The old man and the sea)… Nghĩ mình cũng dân sành điệu xi-nê chẳng thua ai nên hồi đó, mỗi lần nghe quảng cáo có phim mới phỏng theo truyện của Hemingway, thế nào tôi cũng phải đi coi bằng được, cho dù có phải đứng xếp hàng dài nghển cổ, thậm chí có lúc còn phải thúc cùi chỏ để giành giật cho được tấm vé. Sở dĩ tôi chịu khó bon chen đứng xếp hàng như vậy, không phải vì Hemingway mà vì phim nào có dính dáng tới tên ông tôi đều thấy hay cả, nhất là phim nào cũng được sự của đóng góp của các tài tử gạo cội quen thuộc thời bấy giờ. Tới khi biết ông được tặng giải văn học Nobel (1954), tôi có tìm đọc một vài tựa sách của ông. Đọc để ra điều ta đây có đọc, chứ thực tình tôi chẳng thấy có cuốn nào là hấp dẫn, so với những điều được thấy trên màn bạc. Theo chương trình Pháp từ nhỏ, sau trung học lên đại học lại tiếp tục theo ban cử nhân Pháp, tôi cứ đinh ninh văn chương Pháp là « năm bờ oăn », là « số dzách » và chỉ có thơ của Lamartine, của Baudelaire, của Prévert, văn xuôi của V. Hugo, của Balzac, của A. Malraux, của J.P Sartre, của A. Camus, của Saint-Exupéry… mới đáng đọc. Bởi vậy khi thấy báo chí thời đó, hầu hết dành lời để ca ngợi tài ba của các nhà đạo diễn hay tài diễn xuất của các ngôi sao màn bạc như Ingrid Bergman, Ava Gardner, Gary Cooper, Tyrone Power… hơn là bàn về giá trị văn học nghệ thuật của Hemingway, tôi vội hùa theo, không mảy may thắc mắc. Đây quả là một lầm lẫn tai hại. Tai hại, bởi sự đồng tình dễ dãi ấy khiến tôi phải sống tù hãm trong vòng kim cô kiềm toả của lầu son văn chương Pháp không biết bao lâu. Nếu không gặp cơ trời run rủi khiến tôi phải tìm đọc « Paris est une fête » (A moveable feast) (*), liệu có ngày tôi được mở mắt để nhìn ra chân trời văn học thế giới bao la. Cuốn« Paris est une fête » đã cho tôi bài học là nên đọc lại Hemingway, đọc nhiều lần, vừa đọc vừa tham khảo, có thế mới mong hiểu ông được đúng hơn, được sâu hơn. Quả nhiên rằng, nhờ ngoan ngoãn biết nghe theo lời dạy dỗ chỉ bảo và chịu khó đọc, tôi mới phát hiện ra một điều lý thú, ít ra cũng đối với tôi. Đó là Hemingway sở dĩ thành danh, không chỉ nhờ vào thiên tài (avoir du génie), mà vì ông coi việc theo đuổi nghiệp văn là một thiên chức (une vocation), cũng như nhà tu đến với tôn giáo để nghe theo tiếng gọi của Đấng thiêng liêng mình muốn tôn thờ. Có khác chăng là nhà tu chọn con đường thoát tục và khổ hạnh để rao giảng chân lý cho đời theo tín ngưỡng ; còn nhà văn thiên chức, với ông, là phải chọn con đường nhập thế, phải dám sống lăn lộn trong cõi đời để quan sát, để tìm hiểu và nói lên những sự thật ở đời. Nhưng tại sao Hemingway không chỉ có là nhà văn thiên tài (écrivain de génie) mà còn là nhà văn thiên chức (écrivain de vocation)? Để trả lời, có lẽ chúng ta cần trở về với những năm đầu ở tuổi trưởng thành của Hemingway và cũng là giai đoạn ông chập chững bước vào nghiệp văn.
Vốn có khiếu viết văn lại được thầy dạy cũng như bạn bè khuyến khích, Hemingway đã có ý theo đuổi nghiệp văn ngay từ thời trung học. Bởi thê ông đã không chọn ngành y để nối nghiệp cha; mà ông cũng không chịu học tiếp trên đại học theo ý nguyện song thân, cho dù đã có lần ghi tên theo ngành báo chí. Có thể nói Hemingway là một trong số ít nhà văn Mỹ tạo nên sự nghiệp lẫy lừng mà không qua đào tạo đại học. Nhưng biết đâu, đó mới chính là yếu tố giúp ông tạo được vị thế đặc biệt trên văn đàn. Tiếp tục theo đại học có thể giúp ông thủ đắc một bút pháp kinh điển, thu thập được những kiến thức cần thiết cho sự nghiệp viết văn đấy. Nhưng những kiến thức khoa bảng ấy, dẫu hữu ích, cũng khiến ông khó tránh khỏi bị sa lầy vào bước chân của những người đi trước. Hơn thế, mớ kiến thức thuần kinh điển có thể còn là cái bẫy thúc đẩy ông sử dụng chúng làm thủ thuật sáng tác, nghĩa là dùng trí tưởng tượng để thế cho những trải nghiệm trong cuộc sống. Ông không cho rằng chỉ cần trưng ra tấm bằng của bất kỳ đại học nào như là bằng chứng đã có nhãn hiệu cầu tòa để rồi tha hồ trổ tài viết lách. Với ông, trái lại, theo đuổi nghiệp văn là phải biết dùng ngòi bút để nói lên được đời sống chân thật. Điều này có nghĩa là nhà văn phải phản ánh trung thực những gì do chính mình cảm nhận được về người thật, việc thật trong cuộc sống. Nói khác đi, nhà văn cần phải biết gây dựng cho mình một vốn sống để lấy nó làm chất liệu sáng tạo.
Do ý thức được vai trò của một nhà văn chân chính phải là vậy, nên sau trung học, ông đã tính xin nhập ngũ như một số bạn học để được thỏa chí tang bồng và học hỏi thêm ở trường đời. Nhưng phần vì một bên mắt yếu, phần không được cha mẹ cho phép theo luật định, ông đành nhận làm việc cho tờ Kansas City Star để được sống tự lập. Làm báo chưa đầy một năm, có tin Hồng Thập Tự quốc tế đang cần tuyển người lái xe tải thương, ông tình nguyện gia nhập và được gửi tới công tác vùng biên giới Alpes nơi đang diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quân đội hai nước Ý và Áo. Tới Ý vừa tròn một tháng, ngày 8-7-1918, Hemingway đã bị thương nơi đầu gối do vô số mảnh vụn của một trái cối. Được đưa về điều trị tại một bệnh viện ở Milan, nơi đây ông đã gặp mối tình đầu: đó là nữ y tá người Mỹ gốc Ba Lan, Agnès von Kurowski hơn ông bảy tuổi . Nhưng mối tình một chiều này không kéo dài quá thời gian ông dưỡng bệnh, bởi cảm tình người đẹp y tá dành cho ông chỉ là sự thiện cảm đối với một bệnh nhân trẻ trung vui tính. Tuy nhiên hình ảnh người đẹp vẫn đeo đuổi và Hemingway đã làm sống lại qua chân dung nhân vật y tá Catherine Baker trong cuốn L’Adieu aux Armes .
Sau khi rời bệnh viện và trở về Mỹ, Hemingway không sống bao lâu với gia đình. Bằng tiền trợ cấp phế binh, ông tới cư ngụ tại Chicago để được thoát ly với nếp sống trưởng giả lề lối của cha mẹ. Nơi đây ông gặp Hadley Richardson hơn ông tám tuổi. Nhưng không vì vậy, hoặc do ảnh hưởng mối tình đầu với cô y tá , nên chỉ vài tháng sau Hadley đã trở thành người vợ đầu tiên của Hemingway. Thời gian gần hai năm sống tại Chicago cũng là thời gian Hemingway chập chững bước vào nghiệp văn. Đây mới chỉ là những bước đi dò dẫm với những sáng tác đầu tay, phần nhiều với nội dung lính tráng, bút pháp thuộc loại tầm tầm chạy theo sở thích thời thượng nên có bài được cho đăng, có bài không. Đang lúc ông tính cùng vợ trở lại Ý thăm một vài nơi ông từng công tác để gây lại nguồn cảm hứng, may mắn thay, ông được gặp nhà văn Sherwood Anderson. Nhận biết ra tài năng của Hemingway, Anderson khuyên ông nên tới sống tại Paris, là môi trường sinh hoạt thuận lợi cho bất cứ ai muốn theo đuổi nghiệp văn . Hơn thế, Anderson còn sẵn sàng viết thơ giới thiệu ông với Gertrude Stein, chủ nhân một phòng triển lãm tranh, và nhà thơ Ezra Pound là hai khuôn mặt có uy tín trong giới văn nghệ sĩ Mỹ tại Paris thời bấy giờ. Gặp dịp tờ Toronto Star đang cần một phóng viên thường trực tại Âu châu, Hemingway đã không bỏ lỡ cơ hội. Thế là tháng 12 năm 1921, Hemingway cùng vợ đặt chân lên đất Pháp, tới cư ngụ tại số 74 rue Cardinal Lemoine thủ đô Paris, dấn thân vào một cuộc sống bần hàn thiếu thốn, nhưng lại là giai đoạn học hỏi đầy hứng khởi và hữu ích cho sự phát triển tài năng của ông.
Trên đây là sơ lược giai đoạn trưởng thành của Hemingway khi ông khởi sự bước vào nghiệp văn. Giai đoạn không đầy năm năm, nhưng lại đánh dấu khúc ngoặt quan trọng cho sự nghiệp văn học của ông. Quan trọng bởi ba sự kiện hay biến cố đã giúp ông rút ra được một vài kinh nghiệm quý báu để vững vàng tiến bước trên hành trình văn học. Sự kiện cần nêu trước tiên, ây là khi ông nhận làm việc cho tờ Kansas City Star. Biến cố thứ hai là giai đoạn ông bị thương khi làm công tác tải thương tại Ý và phải nằm điều trị tại Milan. Thời gian phục vụ tuy ngắn ngủi, nhưng những điều được chứng kiến bằng tai nghe mắt thấy tại chiến trường đã giúp ông thay đổi được thế giới quan và cái nhìn về bản chất chiến tranh và về thân phận con người trong chiến tranh. Sau cùng là quyết định đến sống tại Paris như là lựa chọn môi trường sinh hoạt thuận lợi cho việc phát triển tài năng và theo đuổi sự nghiệp văn chương của ông.
Bài học đầu tiên ông rút tỉa được chỉ sau một thời gian ngắn làm việc cho tờ Kansas City Star, ấy là tuy cùng trong ngành nghề cầm bút nhưng có sự khác biệt giữa nhà văn và nhà báo. Làm báo, dù là phóng viên hay biên tập, ít nhiều đều phải lệ thuộc vào chủ trương đường lối của tờ báo nhằm phục vụ một thành phần độc giả nào đó. Để phát triển hoặc tồn tại, tờ báo không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, mà còn phải biết chạy theo thị hiếu hay sở thích đối tượng độc giả của mình. Tin tức, thời sự không những cần phải nóng bỏng, sốt dẻo, mà phần tường trình cũng phải biết thêm mắm thêm muối để tăng phần hấp dẫn câu khách. Điều cần là phải biết cách len lỏi đi sâu vào lòng quần chúng và chịu khó mày mò gãi cho đúng chỗ ngứa. Có thế mới mong kiếm chác được thêm độc giả và, biết đâu, chẳng mấy chốc sẽ được tôn lên hàng thần tượng siêu sao. Đây mới chỉ nói đến những cơ sở báo chí thuộc loại thông tin đại chúng. Nói chi đến những cơ quan ngôn luận mang màu sắc quan điểm lập trường chính trị. Nhà báo khi đó không chỉ cần biết luồn lách, mà đôi khi còn phải chấp nhận uốn cong ngòi bút nữa. Nhưng Hemingway lại không muốn thứ hào quang ảo ảnh ấy, tùy thuộc vào sở thích thời thượng của đám độc giả nhất thời, sớm muộn rồi cũng tan biến như những đợt bọt biển trên bãi cát. Mà ông cũng không muốn tên tuổi được lưu danh hậu thế nhờ vào mấy câu thơ thuộc loại « ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ » kiểu Tố Hữu khóc rống lên để bày tỏ lòng thương tiếc trùm đỏ hiếu sát Staline. Sớm ý thức được cạm bẫy này, Hemingway đã tìm cách giữ mình, để không vì một vài lợi lộc giai đoạn, mà làm mất đi cái liêm khiết của một nhà văn. Ông biết rằng một khi đã lỡ chạy theo bả danh vọng rồi, nhà văn chân chính khó mà giữ được cái liêm khiết ấy, như sau này có lần ông phát biểu với tờ Kansas City Times tháng 11 năm 1940: « Cái liêm khiết của nhà văn, cũng như chữ trinh với cô gái hãy còn tân í. Một khi lỡ bị mất rồi, khó đường lấy lại được lắm cơ (sic). » (Nguyên tác :« L’intégrité d’un écrivain, c’est comme la virginité d’une fille. S’il la perd, il ne la retrouvera pas. ».- Gérard de Cortanze : «Hemingway à Cuba » Gallimard 2007 coll Folio 3663, p. 104) Câu ví von này thốt ra bởi một nhà văn âu mỹ, kể thấy cũng hơi tức cười. Nhưng chính vì vậy nó càng đáng nêu ra để cho thấy Hemingway chú trọng tới sự gìn giữ cái liêm khiết của nhà văn như thế nào.
Để bảo toàn liêm khiết, Hemingway cho rằng nhà văn có nghĩa vụ trước mắt là phải giữ gìn hoặc phục hồi sự trong sạch cho chữ nghĩa. Điều ông tối kỵ là dùng lời đao to búa lớn để làm oang oang cái vẫn còn rỗng tuếch, hoặc mỹ từ hoa hòe hoa sói để tìm cách tô son trát phấn cho những cái vốn đã cũ mèm. Chỉ cần đọc chương đầu « Un bon café, sur la place Saint-Michel » trong cuốn Paris est une fête (Editions Gallimard 2015 – collect. Folio 5454) cũng đủ cho thấy khi vừa đặt chân tới Paris, Hemingway đã tận tụy đánh vật với chuyện viết lách như thế nào. Ông thận trọng cân nhắc từng lời từng chữ, vậy mà bài viết của ông vẫn đôi khi bị trả lại khiến có lúc ông đành nhịn đói mò tới bảo tàng viện lấy chuyện ngắm tranh thay bữa ăn và làm nguồn cảm hứng (chương « La faim est une bonne discipline » Sđd). Không nản lòng ông vẫn hàng ngày tới cái quán cà phê vô danh quen thuộc ngồi từ sáng tới hai, ba giờ trưa cặm cụi viết, vừa viết vừa sửa. Sửa đi sửa lại, sửa để gọt rũa cho tới khi kiếm ra lời ưng ý mới thôi. Nhờ thái độ quyết tâm khắc kỷ đó, cũng như bậc chân tu lấy khổ hạnh làm nấc thang tới cõi niết bàn, ông đã tạo cho mình một văn phong bản lãnh mà không phải bất cứ ngòi bút phàm tục nào cũng có được. Cần phải đọc, đọc nhiều lần lời văn của Hemingway (như khuyến cáo của bà Danielle, một phụ nữ Paris) mới thấy được cái bản lãnh trong chữ nghĩa ông.
Cái bản lãnh ấy, có được, chính vì ông biết cách phục hồi tiết hạnh cho chữ nghĩa đã bị không ít người đời biến thành những cô gái thanh lâu do thói quen sử dụng chúng một cách tùy tiện bừa bãi. Nói khác đi, cái bản lãnh chữ nghĩa nơi Hemingway là ở chỗ ông biết sử dụng chúng bằng cái nhìn của Kim Trọng đối với Thúy Kiều sau khi biết tấm thân nàng đã được tẩy rửa bằng nước sông Tiền Đường. Và đó cũng là cái nhìn của Robert Jordan đối với Maria trong cuốn Pour qui sonne le glas – (Gallimard,1961 colll. Folio 455, chap. 31) : Sau khi được Maria nhất quyết thuật lại chuyện mình đã bị đám quân phát xít hành hạ làm nhục thân xác thô bạo như thê nào, Jordan đã âu yếm hôn Maria, gọi nàng là con nai tơ nhỏ bé (mon petit chevreau) và hứa sẽ cưới nàng sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Liên tưởng tới những dòng chữ xuất hiện nhan nhản hàng ngày trên mạng, nhất là cái tít của một vài mẩu tin thuộc loại « hot », tôi nghĩ có lẽ chúng ta cũng muốn thấy có thêm những cây viết mới biết phục hồi cái tiết hạnh cho chữ nghĩa và quý trọng tính lương thiện của chữ nghĩa như phong cách xử sự mã thượng của Jordan với Maria trong câu chuyện.
Nhưng chữ nghĩa dẫu sao cũng chỉ là công cụ, là phương tiện truyền đạt. Điều cốt yếu là phải có cái gì đáng nói để nêu lên. « Nước lã không vã nên hồ », ta thường nghe nói. Không phải chỉ với cây thớt bằng gỗ mun, con dao chế bằng thép tốt (hay cái laptop loại xịn mới ra lò) là có thể chế biến ra món ăn ngon được. Cũng cần phải kiếm được loại thực phẩm hiếm quí chứ. Bởi vậy vừa xong chương trình trung học, Hemingway đã như con ngựa non háu đá, chỉ muốn va chạm với đời, lấy cọ sát với thực tế để có những bài học về kinh nghiệm sống. Chỉ những thứ đó mới là chất liệu đích thực làm nên văn chương có giá trị. Bởi thế ta mới thấy Hemingway sống năng động, sống xông xáo, không ngần ngại lao đầu vào những cuộc phiêu lưu mạo hiểm để tìm đến những chân trời mới. Văn chương ông, từ l’Adieu aux armes, qua Le soleil se lève aussi, Pour qui sonne le glas, tới Les neiges de Kilimandjaro hay Le vieil homme et la mer, mỗi cuốn một vẻ, đều mang nội dung phong phú đa dạng cũng vì lẽ đó.
Nhưng một tác phẩm nghệ thuật thành đạt không chỉ trông cậy có vào nội dung. Nó cũng cần được diễn tả bằng nghệ thuật nữa. Đó cũng là điều Hemingway ý thức được. Và đó cũng là lý do thúc đẩy ông sốt sắng nghe theo lời khuyên của Anderson cùng vợ tới sống tại Paris. Tại thành phố được mệnh danh là kinh đô của văn hóa và nghệ thuật, các tài liệu cũng như một vài chương của Paris est une fête đều cho thấy, hàng ngày Hemingway đành để vợ con ở nhà , dành nguyên buổi sáng đến một quán cà phê vô danh tại Place Saint-Michel ngồi cặm cụi sửa đi viết lại để rèn luyện văn phong của mình. Thời giờ rảnh rỗi ông còn dành cho việc thăm viếng bảo tàng viện ngắm tranh, hoặc tìm đọc các tác phẩm văn học Pháp cũng như quốc tế để mở rộng tầm nhìn và tiếp thu những cái mới. Ta có thể đo lường tầm mức kiến thức văn hóa của Hemingway qua những câu trích dẫn hay lời ám chỉ rải rác đó đây trên các tác phẩm của ông. Nhưng nếu Hemingway có chịu khó bỏ công đọc nhiều, không phải để phô trương kiến thức. Mục đích chính ông theo đuổi là học hỏi để tiếp thu. Mà tiếp thu, với ông, không có nghĩa là cóp nhặt máy móc, lấy cái cũ của người làm cái mới cho ta để hù hè bà con lối xóm. Tiếp thu, với ông, còn phải là tìm hiểu tận tường cái hay cái lạ, tìm cách tiêu hóa nó, biến nó thành chất bổ dưỡng tăng cường nội lực để từ đó xây dựng cho mình một mỹ quan mới, một mỹ học mới. Tôi không ưa cái lối dùng lời khoa trương hoa mỹ. Mỗi lần gặp phải cái tựa hùng hổ của một vài bản tin trên trang mạng là tôi muốn nổi da gà luôn. Nhưng gặp trường hợp hãn hữu Hemingway, tôi không ngăn nổi ham muốn đặt cho kỹ thuật sáng tác của ông cái tước hiệu « mỹ học trường phái hiện thực Hemingway ». Chu choa. Nghe dễ sợ chưa ? Vậy chứ « mỹ học trường phái hiện thực Hemingway » là cái con khỉ mốc gì mà sao cho nổ lớn quá sá dzậy ? Đọc lên, nghe muốn tản thần luôn.
Tuy cũng thuộc dòng chủ nghĩa hiện thực, nhưng mỹ học Hemingway lại không cùng chung một nhánh với mỹ học truyền thống tây phương trong quan niệm tiếp cận và phản ánh hiện thực.
Trước hết là về mặt xây dựng nhân vật tiểu thuyết. Các nhân vật trong tiểu thuyết tây phương cuối thế kỷ 19 thường được tạo dựng thành những nhân vật mẫu mực điển hình. Ngay trang đầu hay phần đầu cuốn sách, nhân vật người hùng đều được giới thiệu hay mô tả hầu như trọn vẹn : từ vóc dáng tới tâm tính, từ trang phục tới điệu bộ nói năng. Thậm chí đôi khi còn có sự tham dự của tác giả qua những nhận xét, giải thích hay đánh giá nào đó. Và một khi xuất hiện rồi, chân dung các nhân vật ấy, từ đầu tới cuối truyện, nhất là về mặt tâm lý, hầu như không mấy thay đổi. Đó là trường hợp Monseigneur Myriel trong « Les misérables » của Victor Hugo, hay Vautrin trong « Le père Goriot » của Balzac. Đó cũng là trường hợp nhân vật Chí Phèo của Nam Cao hay Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng. Nhưng Hemingway lại cho rằng các nhân vật mẫu mực, khuôn thức trong tiểu thuyết hiện thực truyền thống tây phương chỉ là những nhân vật được tạo dựng cho tiểu thuyết, chứ không phải là những con người sống thực ngoài đời. Một nhân vật trình bày theo kiểu Balzac hay Zola chỉ là cái hiện thực qua mô tả hay tường thuật của người đứng ngoài quan sát và kể lại. Sự mô tả có chi tiết đầy đủ đến mấy, dẫu sao cũng chỉ là cái hiện thực của mặt nổi, của bề ngoài. Còn bề dày cuộc sống, chiều sâu tâm hồn con người, làm sao có thể nói hết ngay cho được. Chả thế mà các cụ nhà ta đã phải thốt rằng : « Sông sâu còn có kẻ mò. Lòng người nham hiểm biết dò nơi nao ? »
Thế nhưng, với Hemingway trái lại, nếu chịu khó để ý và so sánh, ta sẽ thấy không có nhân vật nào, dù là chính hay phụ, trong truyện của ông lại được mô tả đầy đủ chi tiết ngay từ đầu như trong tiểu thuyết truyền thống tây phương cả. Thí dụ như Robert Jordan, nhân vật chính trong Pour qui sonne le glas . Mới xuất hiện ngay trang đầu, ta chỉ biết đó là một chàng trai đang nằm quan sát cây cầu mà y có nhiệm vụ đánh sập, với người dẫn đường bên cạnh là ông già Anselmo. Mãi tới khi hắn đứng dậy, ta mới biết đó là một chàng trai tóc vàng úa, mặt rám nắng, thân hình mảnh khảnh, bận chiếc sơ mi đã cũ và chiếc quần nông dân. Vậy thôi. Ngoài ra không hề một lời giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, tâm tính của y. Sự khác biệt này là do Hemingway không muốn dựng lên những nhân vật như trong tiểu thuyết truyền thống tây phương. Trái lại, ông muốn dẫn đến ta những con người bằng xương bằng thịt với cử chỉ, lời ăn tiếng nói mà phải qua nhiều lần tiếp xúc ta mới rõ được chân tướng của họ. Điển hình là vai trò Pablo trong cuốn Pour qui sonne le glas. (Ernest Hemingway, Gallimard édit. 1961 coll. Folio 466).
Nguyên là một lái buôn ngựa, đứng về phe chính phủ cộng hòa dân cử chống lại nhóm quân phiệt phát xít nổi loạn trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939), Pablo cầm đầu một nhóm dân quân ẩn náu trong một hốc núi cheo leo hiểm trở thuộc vùng Ségovia phia bắc Madrid. Vừa mới gặp Jordan, hắn đã lên mặt ta đây dân xếp sòng bằng cử chỉ hống hách, lời lẽ trịch thượng. Nhưng khi được biết sứ mạng của Jordan là đánh sập cây cầu trong khu vực, hắn đã lén lút tìm cách phá hoại bộ phận cho nổ mìn vi e ngại hành động này sẽ làm lộ nơi trú ẩn, phương hại tới sự an toàn và công việc làm ăn của y (ch.1). Âm mưu bại lộ, trong đêm sinh hoạt của nhóm dân quân trong hang, hắn tỏ ra hèn nhát, không dám phản ứng trước hành động khiêu khích của Augustin, một du kích quân. Tuy nhiên theo lời thuật lại của Pilar, vợ hắn, khi mới gia nhập phe chính quyền, Pablo tỏ ra gan dạ, mưu lược nhưng tàn bạo, đặc biệt là trong vụ tổ chức và khích động quần chúng tàn sát các viên chức thuộc bộ phận hành chánh phát xít của thị trấn Avila hắn vừa chiếm được ( Sdd ch.10). Chót cùng, Pablo đã để lộ bộ mặt hiểm độc bất nhân của y khi rủ nhóm Elias cùng tham gia vào cuộc phá cầu. Sứ mạng thành công, về gần tới điểm hẹn, hắn đã không ngần ngại hạ sát Elias và đồng bọn để cướp ngựa cho người của mình có đủ điều kiện trốn chạy. Pablo gợi cho ta hình ảnh kẻ đi làm cách mạng thời cơ, do tham vọng cá nhân hơn là cho lý tưởng đấu tranh. Khi cần, họ không ngần ngại loại bỏ những kẻ đã từng chung lưng đấu cật với mình để củng cố địa vị quyền hành. Với những con người như vậy ta khó dùng lời mô tả ngay cho hết được. Chỉ khi đặt họ trong những trạng huống khác nhau, rồi qua phản ứng bằng lời lẽ, bằng hành động ta mới nắm được chân tướng con người.
Một thí dụ khác : Pilar vợ của Pablo. Với diện mạo xấu xí, vóc dáng tướng đàn ông, cử chỉ thô lỗ, ăn nói sỗ sàng, mới gặp, ta tưởng Pilar với Pablo đúng là cá mè một lứa. Phải qua nhiều lần tiếp xúc với ta mới thấy rằng đằng sau bộ mặt Chung Vô Diệm ấy, lại tỏa ra một ma lực quyến rũ như vẻ đẹp man dại thu hút của thời hồng hoang. Chả thế mà trước khi gặp Pablo, Pilar cũng đã có dăm ba mảnh tình trăng gió, kể cả với một tay cao thủ đấu bò thiện nghệ. Nhưng bên trong con người thô kệch, đằng sau điệu bộ hung hãn hầu như sống theo bản năng ấy, lại vẫn tồn tại nơi Pilar cái phẩm chất nguyên thủy của con người nhân chi sơ tính bản thiện. Vừa gặp Jordan trong bộ trang phục phong sương bạc màu, râu tóc còn lởm chởm nhưng khuôn mặt nom thanh tú sạch nước cản lại là khách phương xa tới, đúng là dân của lạ thứ thiệt, Pilar đinh bụng thế nào rồi cũng sẽ « cua ». Bởi vậy khi thấy Jordan và Maria quấn quýt nhau, Pilar không dằn nổi bực tức và thẳng thắn bộc lộ ghen tuông với Maria. Nhưng sau khi nhận thấy mối tình giữa Maria và Jordan là thắm thiết, là chân thật và trước cảnh ngộ của Maria cũng như số mệnh đọc được trên bàn tay của Jordan, Pilar tỏ ra thông cảm và biết vị tha. Sau khi cùng tới gặp nhóm El Sordo để thương lượng hợp tác trở về, khi đi ngang cánh rừng, Pilar đã lặng lẽ tìm cách bỏ đi, để cho Maria và Jordan được tự do tình tự và cùng sống những giây phút thần tiên tuyệt vời nhất trên đời (chương 12 & 13). Với những nhân vật độc đáo đậm đặc cá tính thổ dân như vậy, ta khó dùng lời diễn tả để giới thiệu trọn vẹn hoặc tạc thành nhân vật điển hình cho được. Chỉ bằng cách đặt họ trong những trạng huống khác nhau, rồi qua phản ứng bằng lời lẽ, bằng hành động ta mới nắm được chân tướng từng người.
Quan niệm về hiện thực và phương thức tạo dựng nhân vật như trên, Hemingway đã rút ra được từ bài học về quan sát hiện tượng chuyển động của tảng đá băng (iceberg). Được nhìn một tảng đá băng khổng lồ lặng lờ di chuyển trước mắt, ta không tránh khỏi cảm giác thán phục trước cảnh tượng huy hoàng tráng lệ đó. Nhưng, cũng như cõi vô thức nơi tích lũy các ẩn lực (pulsions) mới là nền tảng của sinh hoạt tâm lý theo phân tâm học của Freud, hình ảnh tảng đá băng có đập vào mắt ta biết mấy, mới chỉ là phần nổi và là phần nhỏ thôi. Cái giúp cho nó được chuyển động lại thuộc về phần chìm và chiếm tới ba phần tư thể tích của toàn khối. Cũng như con người, khuôn mặt cuộc sống cũng thế thôi. Những gì ta chỉ mới tai nghe mắt thấy, chắc gì đã phản ánh đúng hiện thực ? Đó là điều Jordan học hỏi được, thời gian sống tại khách sạn Gaylord ở Madrid, khi được cố vấn Nga tên Karkov, tiết lộ về hành tung bí ẩn của một vài cán bộ cộng sản Nga được gài vào tổ chức chính quyền dân cử Tây Ban Nha thời bấy giờ. (ch.18). Một vài tiết lộ của Karlov trong lúc chuyện trò nổi hứng bất tử đã giúp Jordan được sáng mắt và lấy làm « hài lòng vì được biết các sự kiện đã thực sự xảy ra thế nào, chứ không phải theo ta tưởng là chúng đã diễn ra như vậy. (Il était content de savoir comment les choses se passaient réellement, et non comment elles étaient censées se passer. Sdd. Tr. 254) Nhờ bài học này và với ý định sẽ trở thành nhà văn, Jordan tự nhủ sau khi hoàn thành sứ mạng « sẽ viết một cuốn sách và chỉ nói lên, không phải những gì được thấy nghĩa là chỉ mới nhìn bằng mắt nghe bằng tai ; mà còn phải là điều mình biết được nghĩa là sau khi đã kiểm chứng hư thực ». (Eh bien, il écrirait un livre quand ceci serait fini. Rien que sur ce qu’il connaissait vraiment et sur ce qu’il savait. » ( Sdd. Tr. 273). Và Hemingway đã mượn lời tự nhủ của Jordan làm tôn chỉ viết văn cho mình. Bởi thế Hemingway mới cho rằng phương cách trình bày hiện thực của tiểu thuyết truyền thống có phần nào giới hạn. Nó chỉ mô tả được hiện tượng tức là những gì được biểu hiện, được phô bày trước mắt ta mà thôi. Còn phần chìm của nó, cũng như phần chìm của một tảng đá băng, mắt ta không thấy được, phải biết vận dụng trí tưởng tượng hoặc óc suy luận để hình dung . Nghệ thuật diễn tả của Hemingway, do đó, không đơn giản như ta tưởng.
Ta không thể đọc các trang sách ông như đọc một bản bạch văn. Đôi khi ta phải biết đọc văn ông giữa hai hàng chữ như khi đọc một bài thơ tượng trưng, có thế mới thưởng thức được ý vị của những câu văn tưởng bình thường, nhưng lại hàm súc ý nghĩa. Thí dụ như hai đoạn văn ngắn sau đây đề cập tới cuộc đối diện giữa Barnes, nhân vật chính và Georgette trong cuốn Le soleil se lève aussi . Thuộc loại gái giang hồ thường lảng vảng trên đại lộ Opéra để kiếm mối, Georgette bữa đó được Jake Barnes mời cặp kè cốt để rong chơi cuối tuần. Thọat đầu, khi mới cùng Georgette ngồi giải khát tại một quán café terrasse, Barnes nhận xét : « Cô ta thoáng mỉm cười và tôi hiểu tại sao cô giữ ý không muốn cười. Khi khép miệng lại, cô ta khá xinh. » (« Elle ébaucha un sourire et je vis pourquoi elle se faisait un devoir de ne pas rire. Quand elle fermait la bouche, elle était plutôt jolie. » E. Hemingway, Le soleil se lève aussi, Gallimard 2004, coll. Folio 221, p.28 ) Sau đó, khi cùng Georgette ngồi ăn tại nhà hàng, Barnes để ý : « Chúng tôi gọi một chai rượu khác và Georgette buông ra một câu bông đùa. Cô ta cười, để lộ toàn bộ răng sâu, và chúng tôi tiếp tục cụng ly ». (« Nous primes une autre bouteille de vin et Georgette lâcha une plaisanterie. Elle sourit, montra toutes ses mauvaises dents, et nous trinquâmes. » Sđd, tr.29). Thay vi dài lời để mô tả nhân vật, Hemingway chỉ cần nêu lên một vài phản ứng nhỏ nhặt qua một vài câu văn ngắn gọn đó thôi, cũng đủ giúp ta hình dung được tác phong của Georgette cũng như hoàn cảnh sống khó khăn nghèo hèn ra sao đằng sau bộ đồ diêm dúa với phấn son lòe loẹt. Chúng ta đừng quên rằng câu truyện được lồng trong khung cảnh ngay sau Đệ nhất thế chiến, khi mà đời sống tại Pháp, nói chung, còn gặp khó khăn thiếu thốn về mặt vật chất. Nếu không để ý tới một vài chi tiết nhỏ nhặt này, chúng ta sẽ khó thưởng thức hết được ý vị văn chương đặc sắc của Hemingway. Cái ý vị đó không chỉ nằm trong một vài chi tiết nêu trên, mà còn cả trong cách sắp câu nữa. Ta hãy đọc lại hai câu ở trích đoạn hai : « Nous primes une autre bouteille de vin et Georgette lâcha une plaisanterie. Elle sourit, montra toutes ses mauvaises dents, et nous trinquâmes. » Nếu là tôi, tôi sẽ viết như sau vì cho hợp lý hơn : « Nous primes une autre bouteille de vin. Georgette lâcha une plaisanterie et sourit. Elle montra toutes ses mauvaises dents, et nous trinquâmes ». Bởi vì, theo tôi nghĩ, động tác pha trò và động tác cười luôn luôn đi đôi với nhau theo phản xạ thông thường, như khi ta bực bội trước tiếng cười khoái trá của ai đó vừa mới chọc quê ta: Cười gì, cười hở mười cái răng ấy à ! Vậy mà Hemingway lại tách rời hai động tác này ra, và đặt động tác cười ở câu tiếp để liên hệ nó với động tác hở răng và cụng ly (trinquâmes). Chi tiết nhỏ nhặt này, tưởng chẳng có gì quan trọng nếu ta đọc phớt qua cốt để mua vui giải trí. Nhưng khi ta biết Le soleil se lève aussi không thuần thuộc loại truyện kể, và mục đích của Hemingway khi viết tác phẩm này là để nói về « thế hệ lãng phí » hay« thế hệ lạc hướng đời » (« génération perdue », chữ của Gertrude Stein), tức là thế hệ trẻ sau Đệ nhất thế chiến bị mất niềm tin vào mọi lý tưởng đấu tranh và chỉ muốn đi tìm quên lãng trong hơi men và các mục vui chơi theo kiểu yêu cuồng sống vội.
Có nắm được ý nghĩa nội dung cuốn sách ta mới thưởng thức được ý vị văn chương của Hemingway qua cách sắp xếp đặt câu của ông. Trong trích đoạn đầu, Georgette còn dè dặt vì chưa biết cái mối mình vừa bắt được thuộc loại nào. Tới khi được Barnes mời đi ăn và thấy chai rượu gọi thêm được mang ra, Georgette yên chí gặp được khách sộp, nên buông ra một câu bông đùa. Sau câu buông đùa, Georgette bắt đầu quên giữ ý, mỗi lúc thêm vui vẻ cười đùa, để lộ toàn bộ răng sâu. Về phần Barnes, trỏ thành liệt dương do trúng đạn nơi sống lưng, nếu có mời Georgette đi chơi không phải vì cô ta là gái điếm, mà muốn có người bầu bạn để bớt cô đơn, và lấy việc quan sát điệu bộ cử chỉ của Georgette làm niềm khuây khỏa. Bằng cách sắp xếp các câu văn như trên, dụng ý của Hemingway muốn nói lên cuộc sống vui chơi phù phiếm của « thế hệ lãng phí » hay « thế hệ lạc hướng đời » . Ở ngoài nhìn vào, thấy hai người vui vẻ cụng ly với nhau, ai mà chẳng cho là đôi tình nhân tâm đầu ý hợp chia sẻ những giây phút hạnh phúc bên nhau. Họ đâu biết rằng bên trong lại tâm hồn mỗi người một ngả, không thể cùng nhau hòa điệu. Cái tâm trạng vẫn quanh quẩn mãi nơi Barnes, ngay cả khi được cùng người yêu là Brett trao đổi nụ hôn thắm thiết. Nhưng sự quấn quít này, vẫn để lại nơi hai người cảm xúc đắng chát của một cái gì còn giang dở, của một cái gì còn chưa toại nguyện qua mẩu đối thoại ngắn ngủi giữa Brett và Barnes : « Jake ôi, Brett nói, lẽ ra chúng ta đã có thể được hạnh phúc bên nhau biết mấy ! … Ừ, phải đấy ! (Jake) nói. Thôi cứ nghĩ như thế là tốt rồi » (Oh, Jake, dit Brett, nous aurions pu être si heureux ensemble !… Eh oui ! dis-je. C’est toujours agréable à penser ». (Sdd. Tr. 276) Cái dư vị đắng chát ấy, Hemingway lại dùng làm lời kết cho câu chuyện như muốn gợi ý ta về cái tâm trạng hoang mang của điều mà Gertrude Stein gọi là « thế hệ lãng phí ». Do không tìm ra được lẽ sống nên lớp người này đành chôn vùi tuổi trẻ trong men rượu, trong những điệu vũ cuồng loạn hay những cuộc vui chơi phù phiếm ảo ảnh để tìm quên, tìm quên, tìm quên vô vọng, nhưng vẫn miệt mài tìm quên… Bởi vì, dẫu sao, ngày mai trời lại vẫn sáng. Đoạn kết này liệu có gợi cho ta điều gì? Phải chăng chứng liệt dương của Barnes còn là biểu tượng cho sự bất lực của một thế hệ trẻ đi tìm cho mình một lẽ sống, và cái vị chua cay còn đọng lại trên môi sau nụ hôn nồng nàn cũng là biểu tượng cho sự bất lực của một thế hệ trẻ trong nỗ lực đi tìm lối thoát bất kể mọi hình thức vui chơi giải trí. Nếu quả đúng vậy, tôi nghĩ Hemingway hẳn phải có nuôi sẵn ý đồ từ trước, chứ chẳng lẽ cứ hạ bút khơi khơi viết, rồi sau đó bốc thăm trúng đại cái tựa The sun also rises hay Le soleil se lève aussi để đặt tên cho cuốn sách.
Trên đây là một vài nét chủ yếu về điều mà tôi gọi là « mỹ học trường phái hiện thực Hemingway ». Ta có thể tóm lược mấy nét chủ yếu này vào hai điểm sau. Trước hết là phục hồi sự trong sạch và tính lương thiện cho chữ nghĩa. Do quan tâm tới điều này, Hemingway mới thường có những câu văn sắc gọn mà mỗi từ sử dụng đều được chọn lựa tinh xảo để phản ánh trung thực điều nhà văn muốn nói lên. Thứ đến là quan niệm về khảo sát và mô tả hiện thực. Theo Hemingway, hiện thực không phải chỉ là những gì ta nhận biết được bằng giác quan mà thôi. Đó mới chỉ là bề mặt, những biểu hiện của đời sống hàng ngày. Còn bề sâu nơi con người, của cuộc sống lại như phần còn chìm sâu dưới đáy đại dương của tảng đá băng, ta phải vận dụng trí tưởng tượng, óc xét đoán mới hình dung được trọn vẹn. Hai điểm mấu chốt này, chính là cây chìa khóa mở động đào, giúp ta biết cách rẽ mây để được soi tỏ lối vào thâm cung tư tưởng Hemingway. Có thế, đọc Hemingway, ta mới thấy rằng sách của ông không chỉ có là những truyện kể phiêu lưu mạo hiểm, tình tiết éo le để đọc trong tinh thần mua vui giải trí, hay để cho các nhà đạo diễn tài ba Hollywood mượn làm sườn để dàn dựng lên những bộ phim tuyệt tác. Trái lại, bên trong những tình huống éo le bi đát của các truyện kể, đằng sau mặt nổi của những hình ảnh lôi cuốn hấp dẫn trên màn bạc, bề sâu mỗi cuốn sách của ông còn là một thông điệp ý nghĩa phản ánh cái nhìn nhân bản sâu sắc của ông về con người, về xã hội loài người và về thân phận con người trong các cơn lốc lịch sử. Đó là điều chúng tôi mong sẽ nói lên được phần nào trong phần kế tiếp.
Nguyễn Bảo Hưng
= = = = = = = = = = = = =
(*) Mời đọc bài « Paris est une fête hay là câu chuyện về một cuốn sách » đã được đăng trong TSVH (mục Văn học thế giới / tiểu mục Văn học Anh, Mỹ).
HEMINGWAY : Nhà văn, con người và cõi sống
(Gửi Kim Dung, cô em đã khuyến khích anh nên có bài viết để nói về Hemingway)
Nguyễn Bảo Hưng
Phần I – Hemingway: Nhà văn
Ernest HEMINGWAY (1899-1961) là nhà văn Mỹ từng được giải văn học Nobel, nổi danh toàn cầu. Nhưng tôi chỉ biết đến tên ông khoảng đầu thập niên 1960, khi Sài Gòn rầm rộ cho ra mắt các bộ phim phỏng theo một số tác phẩm của ông như Le soleil se lève aussi (The sun also rises), L’adieu aux armes (Farewell to arms), Pour ce qui sonne le glas (For whom the bell tolls), Le vieil homme et la mer (The old man and the sea)… Nghĩ mình cũng dân sành điệu xi-nê chẳng thua ai nên hồi đó, mỗi lần nghe quảng cáo có phim mới phỏng theo truyện của Hemingway, thế nào tôi cũng phải đi coi bằng được, cho dù có phải đứng xếp hàng dài nghển cổ, thậm chí có lúc còn phải thúc cùi chỏ để giành giật cho được tấm vé. Sở dĩ tôi chịu khó bon chen đứng xếp hàng như vậy, không phải vì Hemingway mà vì phim nào có dính dáng tới tên ông tôi đều thấy hay cả, nhất là phim nào cũng được sự của đóng góp của các tài tử gạo cội quen thuộc thời bấy giờ. Tới khi biết ông được tặng giải văn học Nobel (1954), tôi có tìm đọc một vài tựa sách của ông. Đọc để ra điều ta đây có đọc, chứ thực tình tôi chẳng thấy có cuốn nào là hấp dẫn, so với những điều được thấy trên màn bạc. Theo chương trình Pháp từ nhỏ, sau trung học lên đại học lại tiếp tục theo ban cử nhân Pháp, tôi cứ đinh ninh văn chương Pháp là « năm bờ oăn », là « số dzách » và chỉ có thơ của Lamartine, của Baudelaire, của Prévert, văn xuôi của V. Hugo, của Balzac, của A. Malraux, của J.P Sartre, của A. Camus, của Saint-Exupéry… mới đáng đọc. Bởi vậy khi thấy báo chí thời đó, hầu hết dành lời để ca ngợi tài ba của các nhà đạo diễn hay tài diễn xuất của các ngôi sao màn bạc như Ingrid Bergman, Ava Gardner, Gary Cooper, Tyrone Power… hơn là bàn về giá trị văn học nghệ thuật của Hemingway, tôi vội hùa theo, không mảy may thắc mắc. Đây quả là một lầm lẫn tai hại. Tai hại, bởi sự đồng tình dễ dãi ấy khiến tôi phải sống tù hãm trong vòng kim cô kiềm toả của lầu son văn chương Pháp không biết bao lâu. Nếu không gặp cơ trời run rủi khiến tôi phải tìm đọc « Paris est une fête » (A moveable feast) (*), liệu có ngày tôi được mở mắt để nhìn ra chân trời văn học thế giới bao la. Cuốn« Paris est une fête » đã cho tôi bài học là nên đọc lại Hemingway, đọc nhiều lần, vừa đọc vừa tham khảo, có thế mới mong hiểu ông được đúng hơn, được sâu hơn. Quả nhiên rằng, nhờ ngoan ngoãn biết nghe theo lời dạy dỗ chỉ bảo và chịu khó đọc, tôi mới phát hiện ra một điều lý thú, ít ra cũng đối với tôi. Đó là Hemingway sở dĩ thành danh, không chỉ nhờ vào thiên tài (avoir du génie), mà vì ông coi việc theo đuổi nghiệp văn là một thiên chức (une vocation), cũng như nhà tu đến với tôn giáo để nghe theo tiếng gọi của Đấng thiêng liêng mình muốn tôn thờ. Có khác chăng là nhà tu chọn con đường thoát tục và khổ hạnh để rao giảng chân lý cho đời theo tín ngưỡng ; còn nhà văn thiên chức, với ông, là phải chọn con đường nhập thế, phải dám sống lăn lộn trong cõi đời để quan sát, để tìm hiểu và nói lên những sự thật ở đời. Nhưng tại sao Hemingway không chỉ có là nhà văn thiên tài (écrivain de génie) mà còn là nhà văn thiên chức (écrivain de vocation)? Để trả lời, có lẽ chúng ta cần trở về với những năm đầu ở tuổi trưởng thành của Hemingway và cũng là giai đoạn ông chập chững bước vào nghiệp văn.
Vốn có khiếu viết văn lại được thầy dạy cũng như bạn bè khuyến khích, Hemingway đã có ý theo đuổi nghiệp văn ngay từ thời trung học. Bởi thê ông đã không chọn ngành y để nối nghiệp cha; mà ông cũng không chịu học tiếp trên đại học theo ý nguyện song thân, cho dù đã có lần ghi tên theo ngành báo chí. Có thể nói Hemingway là một trong số ít nhà văn Mỹ tạo nên sự nghiệp lẫy lừng mà không qua đào tạo đại học. Nhưng biết đâu, đó mới chính là yếu tố giúp ông tạo được vị thế đặc biệt trên văn đàn. Tiếp tục theo đại học có thể giúp ông thủ đắc một bút pháp kinh điển, thu thập được những kiến thức cần thiết cho sự nghiệp viết văn đấy. Nhưng những kiến thức khoa bảng ấy, dẫu hữu ích, cũng khiến ông khó tránh khỏi bị sa lầy vào bước chân của những người đi trước. Hơn thế, mớ kiến thức thuần kinh điển có thể còn là cái bẫy thúc đẩy ông sử dụng chúng làm thủ thuật sáng tác, nghĩa là dùng trí tưởng tượng để thế cho những trải nghiệm trong cuộc sống. Ông không cho rằng chỉ cần trưng ra tấm bằng của bất kỳ đại học nào như là bằng chứng đã có nhãn hiệu cầu tòa để rồi tha hồ trổ tài viết lách. Với ông, trái lại, theo đuổi nghiệp văn là phải biết dùng ngòi bút để nói lên được đời sống chân thật. Điều này có nghĩa là nhà văn phải phản ánh trung thực những gì do chính mình cảm nhận được về người thật, việc thật trong cuộc sống. Nói khác đi, nhà văn cần phải biết gây dựng cho mình một vốn sống để lấy nó làm chất liệu sáng tạo.
Do ý thức được vai trò của một nhà văn chân chính phải là vậy, nên sau trung học, ông đã tính xin nhập ngũ như một số bạn học để được thỏa chí tang bồng và học hỏi thêm ở trường đời. Nhưng phần vì một bên mắt yếu, phần không được cha mẹ cho phép theo luật định, ông đành nhận làm việc cho tờ Kansas City Star để được sống tự lập. Làm báo chưa đầy một năm, có tin Hồng Thập Tự quốc tế đang cần tuyển người lái xe tải thương, ông tình nguyện gia nhập và được gửi tới công tác vùng biên giới Alpes nơi đang diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quân đội hai nước Ý và Áo. Tới Ý vừa tròn một tháng, ngày 8-7-1918, Hemingway đã bị thương nơi đầu gối do vô số mảnh vụn của một trái cối. Được đưa về điều trị tại một bệnh viện ở Milan, nơi đây ông đã gặp mối tình đầu: đó là nữ y tá người Mỹ gốc Ba Lan, Agnès von Kurowski hơn ông bảy tuổi . Nhưng mối tình một chiều này không kéo dài quá thời gian ông dưỡng bệnh, bởi cảm tình người đẹp y tá dành cho ông chỉ là sự thiện cảm đối với một bệnh nhân trẻ trung vui tính. Tuy nhiên hình ảnh người đẹp vẫn đeo đuổi và Hemingway đã làm sống lại qua chân dung nhân vật y tá Catherine Baker trong cuốn L’Adieu aux Armes .
Sau khi rời bệnh viện và trở về Mỹ, Hemingway không sống bao lâu với gia đình. Bằng tiền trợ cấp phế binh, ông tới cư ngụ tại Chicago để được thoát ly với nếp sống trưởng giả lề lối của cha mẹ. Nơi đây ông gặp Hadley Richardson hơn ông tám tuổi. Nhưng không vì vậy, hoặc do ảnh hưởng mối tình đầu với cô y tá , nên chỉ vài tháng sau Hadley đã trở thành người vợ đầu tiên của Hemingway. Thời gian gần hai năm sống tại Chicago cũng là thời gian Hemingway chập chững bước vào nghiệp văn. Đây mới chỉ là những bước đi dò dẫm với những sáng tác đầu tay, phần nhiều với nội dung lính tráng, bút pháp thuộc loại tầm tầm chạy theo sở thích thời thượng nên có bài được cho đăng, có bài không. Đang lúc ông tính cùng vợ trở lại Ý thăm một vài nơi ông từng công tác để gây lại nguồn cảm hứng, may mắn thay, ông được gặp nhà văn Sherwood Anderson. Nhận biết ra tài năng của Hemingway, Anderson khuyên ông nên tới sống tại Paris, là môi trường sinh hoạt thuận lợi cho bất cứ ai muốn theo đuổi nghiệp văn . Hơn thế, Anderson còn sẵn sàng viết thơ giới thiệu ông với Gertrude Stein, chủ nhân một phòng triển lãm tranh, và nhà thơ Ezra Pound là hai khuôn mặt có uy tín trong giới văn nghệ sĩ Mỹ tại Paris thời bấy giờ. Gặp dịp tờ Toronto Star đang cần một phóng viên thường trực tại Âu châu, Hemingway đã không bỏ lỡ cơ hội. Thế là tháng 12 năm 1921, Hemingway cùng vợ đặt chân lên đất Pháp, tới cư ngụ tại số 74 rue Cardinal Lemoine thủ đô Paris, dấn thân vào một cuộc sống bần hàn thiếu thốn, nhưng lại là giai đoạn học hỏi đầy hứng khởi và hữu ích cho sự phát triển tài năng của ông.
Trên đây là sơ lược giai đoạn trưởng thành của Hemingway khi ông khởi sự bước vào nghiệp văn. Giai đoạn không đầy năm năm, nhưng lại đánh dấu khúc ngoặt quan trọng cho sự nghiệp văn học của ông. Quan trọng bởi ba sự kiện hay biến cố đã giúp ông rút ra được một vài kinh nghiệm quý báu để vững vàng tiến bước trên hành trình văn học. Sự kiện cần nêu trước tiên, ây là khi ông nhận làm việc cho tờ Kansas City Star. Biến cố thứ hai là giai đoạn ông bị thương khi làm công tác tải thương tại Ý và phải nằm điều trị tại Milan. Thời gian phục vụ tuy ngắn ngủi, nhưng những điều được chứng kiến bằng tai nghe mắt thấy tại chiến trường đã giúp ông thay đổi được thế giới quan và cái nhìn về bản chất chiến tranh và về thân phận con người trong chiến tranh. Sau cùng là quyết định đến sống tại Paris như là lựa chọn môi trường sinh hoạt thuận lợi cho việc phát triển tài năng và theo đuổi sự nghiệp văn chương của ông.
Bài học đầu tiên ông rút tỉa được chỉ sau một thời gian ngắn làm việc cho tờ Kansas City Star, ấy là tuy cùng trong ngành nghề cầm bút nhưng có sự khác biệt giữa nhà văn và nhà báo. Làm báo, dù là phóng viên hay biên tập, ít nhiều đều phải lệ thuộc vào chủ trương đường lối của tờ báo nhằm phục vụ một thành phần độc giả nào đó. Để phát triển hoặc tồn tại, tờ báo không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, mà còn phải biết chạy theo thị hiếu hay sở thích đối tượng độc giả của mình. Tin tức, thời sự không những cần phải nóng bỏng, sốt dẻo, mà phần tường trình cũng phải biết thêm mắm thêm muối để tăng phần hấp dẫn câu khách. Điều cần là phải biết cách len lỏi đi sâu vào lòng quần chúng và chịu khó mày mò gãi cho đúng chỗ ngứa. Có thế mới mong kiếm chác được thêm độc giả và, biết đâu, chẳng mấy chốc sẽ được tôn lên hàng thần tượng siêu sao. Đây mới chỉ nói đến những cơ sở báo chí thuộc loại thông tin đại chúng. Nói chi đến những cơ quan ngôn luận mang màu sắc quan điểm lập trường chính trị. Nhà báo khi đó không chỉ cần biết luồn lách, mà đôi khi còn phải chấp nhận uốn cong ngòi bút nữa. Nhưng Hemingway lại không muốn thứ hào quang ảo ảnh ấy, tùy thuộc vào sở thích thời thượng của đám độc giả nhất thời, sớm muộn rồi cũng tan biến như những đợt bọt biển trên bãi cát. Mà ông cũng không muốn tên tuổi được lưu danh hậu thế nhờ vào mấy câu thơ thuộc loại « ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ » kiểu Tố Hữu khóc rống lên để bày tỏ lòng thương tiếc trùm đỏ hiếu sát Staline. Sớm ý thức được cạm bẫy này, Hemingway đã tìm cách giữ mình, để không vì một vài lợi lộc giai đoạn, mà làm mất đi cái liêm khiết của một nhà văn. Ông biết rằng một khi đã lỡ chạy theo bả danh vọng rồi, nhà văn chân chính khó mà giữ được cái liêm khiết ấy, như sau này có lần ông phát biểu với tờ Kansas City Times tháng 11 năm 1940: « Cái liêm khiết của nhà văn, cũng như chữ trinh với cô gái hãy còn tân í. Một khi lỡ bị mất rồi, khó đường lấy lại được lắm cơ (sic). » (Nguyên tác :« L’intégrité d’un écrivain, c’est comme la virginité d’une fille. S’il la perd, il ne la retrouvera pas. ».- Gérard de Cortanze : «Hemingway à Cuba » Gallimard 2007 coll Folio 3663, p. 104) Câu ví von này thốt ra bởi một nhà văn âu mỹ, kể thấy cũng hơi tức cười. Nhưng chính vì vậy nó càng đáng nêu ra để cho thấy Hemingway chú trọng tới sự gìn giữ cái liêm khiết của nhà văn như thế nào.
Để bảo toàn liêm khiết, Hemingway cho rằng nhà văn có nghĩa vụ trước mắt là phải giữ gìn hoặc phục hồi sự trong sạch cho chữ nghĩa. Điều ông tối kỵ là dùng lời đao to búa lớn để làm oang oang cái vẫn còn rỗng tuếch, hoặc mỹ từ hoa hòe hoa sói để tìm cách tô son trát phấn cho những cái vốn đã cũ mèm. Chỉ cần đọc chương đầu « Un bon café, sur la place Saint-Michel » trong cuốn Paris est une fête (Editions Gallimard 2015 – collect. Folio 5454) cũng đủ cho thấy khi vừa đặt chân tới Paris, Hemingway đã tận tụy đánh vật với chuyện viết lách như thế nào. Ông thận trọng cân nhắc từng lời từng chữ, vậy mà bài viết của ông vẫn đôi khi bị trả lại khiến có lúc ông đành nhịn đói mò tới bảo tàng viện lấy chuyện ngắm tranh thay bữa ăn và làm nguồn cảm hứng (chương « La faim est une bonne discipline » Sđd). Không nản lòng ông vẫn hàng ngày tới cái quán cà phê vô danh quen thuộc ngồi từ sáng tới hai, ba giờ trưa cặm cụi viết, vừa viết vừa sửa. Sửa đi sửa lại, sửa để gọt rũa cho tới khi kiếm ra lời ưng ý mới thôi. Nhờ thái độ quyết tâm khắc kỷ đó, cũng như bậc chân tu lấy khổ hạnh làm nấc thang tới cõi niết bàn, ông đã tạo cho mình một văn phong bản lãnh mà không phải bất cứ ngòi bút phàm tục nào cũng có được. Cần phải đọc, đọc nhiều lần lời văn của Hemingway (như khuyến cáo của bà Danielle, một phụ nữ Paris) mới thấy được cái bản lãnh trong chữ nghĩa ông.
Cái bản lãnh ấy, có được, chính vì ông biết cách phục hồi tiết hạnh cho chữ nghĩa đã bị không ít người đời biến thành những cô gái thanh lâu do thói quen sử dụng chúng một cách tùy tiện bừa bãi. Nói khác đi, cái bản lãnh chữ nghĩa nơi Hemingway là ở chỗ ông biết sử dụng chúng bằng cái nhìn của Kim Trọng đối với Thúy Kiều sau khi biết tấm thân nàng đã được tẩy rửa bằng nước sông Tiền Đường. Và đó cũng là cái nhìn của Robert Jordan đối với Maria trong cuốn Pour qui sonne le glas – (Gallimard,1961 colll. Folio 455, chap. 31) : Sau khi được Maria nhất quyết thuật lại chuyện mình đã bị đám quân phát xít hành hạ làm nhục thân xác thô bạo như thê nào, Jordan đã âu yếm hôn Maria, gọi nàng là con nai tơ nhỏ bé (mon petit chevreau) và hứa sẽ cưới nàng sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Liên tưởng tới những dòng chữ xuất hiện nhan nhản hàng ngày trên mạng, nhất là cái tít của một vài mẩu tin thuộc loại « hot », tôi nghĩ có lẽ chúng ta cũng muốn thấy có thêm những cây viết mới biết phục hồi cái tiết hạnh cho chữ nghĩa và quý trọng tính lương thiện của chữ nghĩa như phong cách xử sự mã thượng của Jordan với Maria trong câu chuyện.
Nhưng chữ nghĩa dẫu sao cũng chỉ là công cụ, là phương tiện truyền đạt. Điều cốt yếu là phải có cái gì đáng nói để nêu lên. « Nước lã không vã nên hồ », ta thường nghe nói. Không phải chỉ với cây thớt bằng gỗ mun, con dao chế bằng thép tốt (hay cái laptop loại xịn mới ra lò) là có thể chế biến ra món ăn ngon được. Cũng cần phải kiếm được loại thực phẩm hiếm quí chứ. Bởi vậy vừa xong chương trình trung học, Hemingway đã như con ngựa non háu đá, chỉ muốn va chạm với đời, lấy cọ sát với thực tế để có những bài học về kinh nghiệm sống. Chỉ những thứ đó mới là chất liệu đích thực làm nên văn chương có giá trị. Bởi thế ta mới thấy Hemingway sống năng động, sống xông xáo, không ngần ngại lao đầu vào những cuộc phiêu lưu mạo hiểm để tìm đến những chân trời mới. Văn chương ông, từ l’Adieu aux armes, qua Le soleil se lève aussi, Pour qui sonne le glas, tới Les neiges de Kilimandjaro hay Le vieil homme et la mer, mỗi cuốn một vẻ, đều mang nội dung phong phú đa dạng cũng vì lẽ đó.
Nhưng một tác phẩm nghệ thuật thành đạt không chỉ trông cậy có vào nội dung. Nó cũng cần được diễn tả bằng nghệ thuật nữa. Đó cũng là điều Hemingway ý thức được. Và đó cũng là lý do thúc đẩy ông sốt sắng nghe theo lời khuyên của Anderson cùng vợ tới sống tại Paris. Tại thành phố được mệnh danh là kinh đô của văn hóa và nghệ thuật, các tài liệu cũng như một vài chương của Paris est une fête đều cho thấy, hàng ngày Hemingway đành để vợ con ở nhà , dành nguyên buổi sáng đến một quán cà phê vô danh tại Place Saint-Michel ngồi cặm cụi sửa đi viết lại để rèn luyện văn phong của mình. Thời giờ rảnh rỗi ông còn dành cho việc thăm viếng bảo tàng viện ngắm tranh, hoặc tìm đọc các tác phẩm văn học Pháp cũng như quốc tế để mở rộng tầm nhìn và tiếp thu những cái mới. Ta có thể đo lường tầm mức kiến thức văn hóa của Hemingway qua những câu trích dẫn hay lời ám chỉ rải rác đó đây trên các tác phẩm của ông. Nhưng nếu Hemingway có chịu khó bỏ công đọc nhiều, không phải để phô trương kiến thức. Mục đích chính ông theo đuổi là học hỏi để tiếp thu. Mà tiếp thu, với ông, không có nghĩa là cóp nhặt máy móc, lấy cái cũ của người làm cái mới cho ta để hù hè bà con lối xóm. Tiếp thu, với ông, còn phải là tìm hiểu tận tường cái hay cái lạ, tìm cách tiêu hóa nó, biến nó thành chất bổ dưỡng tăng cường nội lực để từ đó xây dựng cho mình một mỹ quan mới, một mỹ học mới. Tôi không ưa cái lối dùng lời khoa trương hoa mỹ. Mỗi lần gặp phải cái tựa hùng hổ của một vài bản tin trên trang mạng là tôi muốn nổi da gà luôn. Nhưng gặp trường hợp hãn hữu Hemingway, tôi không ngăn nổi ham muốn đặt cho kỹ thuật sáng tác của ông cái tước hiệu « mỹ học trường phái hiện thực Hemingway ». Chu choa. Nghe dễ sợ chưa ? Vậy chứ « mỹ học trường phái hiện thực Hemingway » là cái con khỉ mốc gì mà sao cho nổ lớn quá sá dzậy ? Đọc lên, nghe muốn tản thần luôn.
Tuy cũng thuộc dòng chủ nghĩa hiện thực, nhưng mỹ học Hemingway lại không cùng chung một nhánh với mỹ học truyền thống tây phương trong quan niệm tiếp cận và phản ánh hiện thực.
Trước hết là về mặt xây dựng nhân vật tiểu thuyết. Các nhân vật trong tiểu thuyết tây phương cuối thế kỷ 19 thường được tạo dựng thành những nhân vật mẫu mực điển hình. Ngay trang đầu hay phần đầu cuốn sách, nhân vật người hùng đều được giới thiệu hay mô tả hầu như trọn vẹn : từ vóc dáng tới tâm tính, từ trang phục tới điệu bộ nói năng. Thậm chí đôi khi còn có sự tham dự của tác giả qua những nhận xét, giải thích hay đánh giá nào đó. Và một khi xuất hiện rồi, chân dung các nhân vật ấy, từ đầu tới cuối truyện, nhất là về mặt tâm lý, hầu như không mấy thay đổi. Đó là trường hợp Monseigneur Myriel trong « Les misérables » của Victor Hugo, hay Vautrin trong « Le père Goriot » của Balzac. Đó cũng là trường hợp nhân vật Chí Phèo của Nam Cao hay Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng. Nhưng Hemingway lại cho rằng các nhân vật mẫu mực, khuôn thức trong tiểu thuyết hiện thực truyền thống tây phương chỉ là những nhân vật được tạo dựng cho tiểu thuyết, chứ không phải là những con người sống thực ngoài đời. Một nhân vật trình bày theo kiểu Balzac hay Zola chỉ là cái hiện thực qua mô tả hay tường thuật của người đứng ngoài quan sát và kể lại. Sự mô tả có chi tiết đầy đủ đến mấy, dẫu sao cũng chỉ là cái hiện thực của mặt nổi, của bề ngoài. Còn bề dày cuộc sống, chiều sâu tâm hồn con người, làm sao có thể nói hết ngay cho được. Chả thế mà các cụ nhà ta đã phải thốt rằng : « Sông sâu còn có kẻ mò. Lòng người nham hiểm biết dò nơi nao ? »
Thế nhưng, với Hemingway trái lại, nếu chịu khó để ý và so sánh, ta sẽ thấy không có nhân vật nào, dù là chính hay phụ, trong truyện của ông lại được mô tả đầy đủ chi tiết ngay từ đầu như trong tiểu thuyết truyền thống tây phương cả. Thí dụ như Robert Jordan, nhân vật chính trong Pour qui sonne le glas . Mới xuất hiện ngay trang đầu, ta chỉ biết đó là một chàng trai đang nằm quan sát cây cầu mà y có nhiệm vụ đánh sập, với người dẫn đường bên cạnh là ông già Anselmo. Mãi tới khi hắn đứng dậy, ta mới biết đó là một chàng trai tóc vàng úa, mặt rám nắng, thân hình mảnh khảnh, bận chiếc sơ mi đã cũ và chiếc quần nông dân. Vậy thôi. Ngoài ra không hề một lời giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, tâm tính của y. Sự khác biệt này là do Hemingway không muốn dựng lên những nhân vật như trong tiểu thuyết truyền thống tây phương. Trái lại, ông muốn dẫn đến ta những con người bằng xương bằng thịt với cử chỉ, lời ăn tiếng nói mà phải qua nhiều lần tiếp xúc ta mới rõ được chân tướng của họ. Điển hình là vai trò Pablo trong cuốn Pour qui sonne le glas. (Ernest Hemingway, Gallimard édit. 1961 coll. Folio 466).
Nguyên là một lái buôn ngựa, đứng về phe chính phủ cộng hòa dân cử chống lại nhóm quân phiệt phát xít nổi loạn trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939), Pablo cầm đầu một nhóm dân quân ẩn náu trong một hốc núi cheo leo hiểm trở thuộc vùng Ségovia phia bắc Madrid. Vừa mới gặp Jordan, hắn đã lên mặt ta đây dân xếp sòng bằng cử chỉ hống hách, lời lẽ trịch thượng. Nhưng khi được biết sứ mạng của Jordan là đánh sập cây cầu trong khu vực, hắn đã lén lút tìm cách phá hoại bộ phận cho nổ mìn vi e ngại hành động này sẽ làm lộ nơi trú ẩn, phương hại tới sự an toàn và công việc làm ăn của y (ch.1). Âm mưu bại lộ, trong đêm sinh hoạt của nhóm dân quân trong hang, hắn tỏ ra hèn nhát, không dám phản ứng trước hành động khiêu khích của Augustin, một du kích quân. Tuy nhiên theo lời thuật lại của Pilar, vợ hắn, khi mới gia nhập phe chính quyền, Pablo tỏ ra gan dạ, mưu lược nhưng tàn bạo, đặc biệt là trong vụ tổ chức và khích động quần chúng tàn sát các viên chức thuộc bộ phận hành chánh phát xít của thị trấn Avila hắn vừa chiếm được ( Sdd ch.10). Chót cùng, Pablo đã để lộ bộ mặt hiểm độc bất nhân của y khi rủ nhóm Elias cùng tham gia vào cuộc phá cầu. Sứ mạng thành công, về gần tới điểm hẹn, hắn đã không ngần ngại hạ sát Elias và đồng bọn để cướp ngựa cho người của mình có đủ điều kiện trốn chạy. Pablo gợi cho ta hình ảnh kẻ đi làm cách mạng thời cơ, do tham vọng cá nhân hơn là cho lý tưởng đấu tranh. Khi cần, họ không ngần ngại loại bỏ những kẻ đã từng chung lưng đấu cật với mình để củng cố địa vị quyền hành. Với những con người như vậy ta khó dùng lời mô tả ngay cho hết được. Chỉ khi đặt họ trong những trạng huống khác nhau, rồi qua phản ứng bằng lời lẽ, bằng hành động ta mới nắm được chân tướng con người.
Một thí dụ khác : Pilar vợ của Pablo. Với diện mạo xấu xí, vóc dáng tướng đàn ông, cử chỉ thô lỗ, ăn nói sỗ sàng, mới gặp, ta tưởng Pilar với Pablo đúng là cá mè một lứa. Phải qua nhiều lần tiếp xúc với ta mới thấy rằng đằng sau bộ mặt Chung Vô Diệm ấy, lại tỏa ra một ma lực quyến rũ như vẻ đẹp man dại thu hút của thời hồng hoang. Chả thế mà trước khi gặp Pablo, Pilar cũng đã có dăm ba mảnh tình trăng gió, kể cả với một tay cao thủ đấu bò thiện nghệ. Nhưng bên trong con người thô kệch, đằng sau điệu bộ hung hãn hầu như sống theo bản năng ấy, lại vẫn tồn tại nơi Pilar cái phẩm chất nguyên thủy của con người nhân chi sơ tính bản thiện. Vừa gặp Jordan trong bộ trang phục phong sương bạc màu, râu tóc còn lởm chởm nhưng khuôn mặt nom thanh tú sạch nước cản lại là khách phương xa tới, đúng là dân của lạ thứ thiệt, Pilar đinh bụng thế nào rồi cũng sẽ « cua ». Bởi vậy khi thấy Jordan và Maria quấn quýt nhau, Pilar không dằn nổi bực tức và thẳng thắn bộc lộ ghen tuông với Maria. Nhưng sau khi nhận thấy mối tình giữa Maria và Jordan là thắm thiết, là chân thật và trước cảnh ngộ của Maria cũng như số mệnh đọc được trên bàn tay của Jordan, Pilar tỏ ra thông cảm và biết vị tha. Sau khi cùng tới gặp nhóm El Sordo để thương lượng hợp tác trở về, khi đi ngang cánh rừng, Pilar đã lặng lẽ tìm cách bỏ đi, để cho Maria và Jordan được tự do tình tự và cùng sống những giây phút thần tiên tuyệt vời nhất trên đời (chương 12 & 13). Với những nhân vật độc đáo đậm đặc cá tính thổ dân như vậy, ta khó dùng lời diễn tả để giới thiệu trọn vẹn hoặc tạc thành nhân vật điển hình cho được. Chỉ bằng cách đặt họ trong những trạng huống khác nhau, rồi qua phản ứng bằng lời lẽ, bằng hành động ta mới nắm được chân tướng từng người.
Quan niệm về hiện thực và phương thức tạo dựng nhân vật như trên, Hemingway đã rút ra được từ bài học về quan sát hiện tượng chuyển động của tảng đá băng (iceberg). Được nhìn một tảng đá băng khổng lồ lặng lờ di chuyển trước mắt, ta không tránh khỏi cảm giác thán phục trước cảnh tượng huy hoàng tráng lệ đó. Nhưng, cũng như cõi vô thức nơi tích lũy các ẩn lực (pulsions) mới là nền tảng của sinh hoạt tâm lý theo phân tâm học của Freud, hình ảnh tảng đá băng có đập vào mắt ta biết mấy, mới chỉ là phần nổi và là phần nhỏ thôi. Cái giúp cho nó được chuyển động lại thuộc về phần chìm và chiếm tới ba phần tư thể tích của toàn khối. Cũng như con người, khuôn mặt cuộc sống cũng thế thôi. Những gì ta chỉ mới tai nghe mắt thấy, chắc gì đã phản ánh đúng hiện thực ? Đó là điều Jordan học hỏi được, thời gian sống tại khách sạn Gaylord ở Madrid, khi được cố vấn Nga tên Karkov, tiết lộ về hành tung bí ẩn của một vài cán bộ cộng sản Nga được gài vào tổ chức chính quyền dân cử Tây Ban Nha thời bấy giờ. (ch.18). Một vài tiết lộ của Karlov trong lúc chuyện trò nổi hứng bất tử đã giúp Jordan được sáng mắt và lấy làm « hài lòng vì được biết các sự kiện đã thực sự xảy ra thế nào, chứ không phải theo ta tưởng là chúng đã diễn ra như vậy. (Il était content de savoir comment les choses se passaient réellement, et non comment elles étaient censées se passer. Sdd. Tr. 254) Nhờ bài học này và với ý định sẽ trở thành nhà văn, Jordan tự nhủ sau khi hoàn thành sứ mạng « sẽ viết một cuốn sách và chỉ nói lên, không phải những gì được thấy nghĩa là chỉ mới nhìn bằng mắt nghe bằng tai ; mà còn phải là điều mình biết được nghĩa là sau khi đã kiểm chứng hư thực ». (Eh bien, il écrirait un livre quand ceci serait fini. Rien que sur ce qu’il connaissait vraiment et sur ce qu’il savait. » ( Sdd. Tr. 273). Và Hemingway đã mượn lời tự nhủ của Jordan làm tôn chỉ viết văn cho mình. Bởi thế Hemingway mới cho rằng phương cách trình bày hiện thực của tiểu thuyết truyền thống có phần nào giới hạn. Nó chỉ mô tả được hiện tượng tức là những gì được biểu hiện, được phô bày trước mắt ta mà thôi. Còn phần chìm của nó, cũng như phần chìm của một tảng đá băng, mắt ta không thấy được, phải biết vận dụng trí tưởng tượng hoặc óc suy luận để hình dung . Nghệ thuật diễn tả của Hemingway, do đó, không đơn giản như ta tưởng.
Ta không thể đọc các trang sách ông như đọc một bản bạch văn. Đôi khi ta phải biết đọc văn ông giữa hai hàng chữ như khi đọc một bài thơ tượng trưng, có thế mới thưởng thức được ý vị của những câu văn tưởng bình thường, nhưng lại hàm súc ý nghĩa. Thí dụ như hai đoạn văn ngắn sau đây đề cập tới cuộc đối diện giữa Barnes, nhân vật chính và Georgette trong cuốn Le soleil se lève aussi . Thuộc loại gái giang hồ thường lảng vảng trên đại lộ Opéra để kiếm mối, Georgette bữa đó được Jake Barnes mời cặp kè cốt để rong chơi cuối tuần. Thọat đầu, khi mới cùng Georgette ngồi giải khát tại một quán café terrasse, Barnes nhận xét : « Cô ta thoáng mỉm cười và tôi hiểu tại sao cô giữ ý không muốn cười. Khi khép miệng lại, cô ta khá xinh. » (« Elle ébaucha un sourire et je vis pourquoi elle se faisait un devoir de ne pas rire. Quand elle fermait la bouche, elle était plutôt jolie. » E. Hemingway, Le soleil se lève aussi, Gallimard 2004, coll. Folio 221, p.28 ) Sau đó, khi cùng Georgette ngồi ăn tại nhà hàng, Barnes để ý : « Chúng tôi gọi một chai rượu khác và Georgette buông ra một câu bông đùa. Cô ta cười, để lộ toàn bộ răng sâu, và chúng tôi tiếp tục cụng ly ». (« Nous primes une autre bouteille de vin et Georgette lâcha une plaisanterie. Elle sourit, montra toutes ses mauvaises dents, et nous trinquâmes. » Sđd, tr.29). Thay vi dài lời để mô tả nhân vật, Hemingway chỉ cần nêu lên một vài phản ứng nhỏ nhặt qua một vài câu văn ngắn gọn đó thôi, cũng đủ giúp ta hình dung được tác phong của Georgette cũng như hoàn cảnh sống khó khăn nghèo hèn ra sao đằng sau bộ đồ diêm dúa với phấn son lòe loẹt. Chúng ta đừng quên rằng câu truyện được lồng trong khung cảnh ngay sau Đệ nhất thế chiến, khi mà đời sống tại Pháp, nói chung, còn gặp khó khăn thiếu thốn về mặt vật chất. Nếu không để ý tới một vài chi tiết nhỏ nhặt này, chúng ta sẽ khó thưởng thức hết được ý vị văn chương đặc sắc của Hemingway. Cái ý vị đó không chỉ nằm trong một vài chi tiết nêu trên, mà còn cả trong cách sắp câu nữa. Ta hãy đọc lại hai câu ở trích đoạn hai : « Nous primes une autre bouteille de vin et Georgette lâcha une plaisanterie. Elle sourit, montra toutes ses mauvaises dents, et nous trinquâmes. » Nếu là tôi, tôi sẽ viết như sau vì cho hợp lý hơn : « Nous primes une autre bouteille de vin. Georgette lâcha une plaisanterie et sourit. Elle montra toutes ses mauvaises dents, et nous trinquâmes ». Bởi vì, theo tôi nghĩ, động tác pha trò và động tác cười luôn luôn đi đôi với nhau theo phản xạ thông thường, như khi ta bực bội trước tiếng cười khoái trá của ai đó vừa mới chọc quê ta: Cười gì, cười hở mười cái răng ấy à ! Vậy mà Hemingway lại tách rời hai động tác này ra, và đặt động tác cười ở câu tiếp để liên hệ nó với động tác hở răng và cụng ly (trinquâmes). Chi tiết nhỏ nhặt này, tưởng chẳng có gì quan trọng nếu ta đọc phớt qua cốt để mua vui giải trí. Nhưng khi ta biết Le soleil se lève aussi không thuần thuộc loại truyện kể, và mục đích của Hemingway khi viết tác phẩm này là để nói về « thế hệ lãng phí » hay« thế hệ lạc hướng đời » (« génération perdue », chữ của Gertrude Stein), tức là thế hệ trẻ sau Đệ nhất thế chiến bị mất niềm tin vào mọi lý tưởng đấu tranh và chỉ muốn đi tìm quên lãng trong hơi men và các mục vui chơi theo kiểu yêu cuồng sống vội.
Có nắm được ý nghĩa nội dung cuốn sách ta mới thưởng thức được ý vị văn chương của Hemingway qua cách sắp xếp đặt câu của ông. Trong trích đoạn đầu, Georgette còn dè dặt vì chưa biết cái mối mình vừa bắt được thuộc loại nào. Tới khi được Barnes mời đi ăn và thấy chai rượu gọi thêm được mang ra, Georgette yên chí gặp được khách sộp, nên buông ra một câu bông đùa. Sau câu buông đùa, Georgette bắt đầu quên giữ ý, mỗi lúc thêm vui vẻ cười đùa, để lộ toàn bộ răng sâu. Về phần Barnes, trỏ thành liệt dương do trúng đạn nơi sống lưng, nếu có mời Georgette đi chơi không phải vì cô ta là gái điếm, mà muốn có người bầu bạn để bớt cô đơn, và lấy việc quan sát điệu bộ cử chỉ của Georgette làm niềm khuây khỏa. Bằng cách sắp xếp các câu văn như trên, dụng ý của Hemingway muốn nói lên cuộc sống vui chơi phù phiếm của « thế hệ lãng phí » hay « thế hệ lạc hướng đời » . Ở ngoài nhìn vào, thấy hai người vui vẻ cụng ly với nhau, ai mà chẳng cho là đôi tình nhân tâm đầu ý hợp chia sẻ những giây phút hạnh phúc bên nhau. Họ đâu biết rằng bên trong lại tâm hồn mỗi người một ngả, không thể cùng nhau hòa điệu. Cái tâm trạng vẫn quanh quẩn mãi nơi Barnes, ngay cả khi được cùng người yêu là Brett trao đổi nụ hôn thắm thiết. Nhưng sự quấn quít này, vẫn để lại nơi hai người cảm xúc đắng chát của một cái gì còn giang dở, của một cái gì còn chưa toại nguyện qua mẩu đối thoại ngắn ngủi giữa Brett và Barnes : « Jake ôi, Brett nói, lẽ ra chúng ta đã có thể được hạnh phúc bên nhau biết mấy ! … Ừ, phải đấy ! (Jake) nói. Thôi cứ nghĩ như thế là tốt rồi » (Oh, Jake, dit Brett, nous aurions pu être si heureux ensemble !… Eh oui ! dis-je. C’est toujours agréable à penser ». (Sdd. Tr. 276) Cái dư vị đắng chát ấy, Hemingway lại dùng làm lời kết cho câu chuyện như muốn gợi ý ta về cái tâm trạng hoang mang của điều mà Gertrude Stein gọi là « thế hệ lãng phí ». Do không tìm ra được lẽ sống nên lớp người này đành chôn vùi tuổi trẻ trong men rượu, trong những điệu vũ cuồng loạn hay những cuộc vui chơi phù phiếm ảo ảnh để tìm quên, tìm quên, tìm quên vô vọng, nhưng vẫn miệt mài tìm quên… Bởi vì, dẫu sao, ngày mai trời lại vẫn sáng. Đoạn kết này liệu có gợi cho ta điều gì? Phải chăng chứng liệt dương của Barnes còn là biểu tượng cho sự bất lực của một thế hệ trẻ đi tìm cho mình một lẽ sống, và cái vị chua cay còn đọng lại trên môi sau nụ hôn nồng nàn cũng là biểu tượng cho sự bất lực của một thế hệ trẻ trong nỗ lực đi tìm lối thoát bất kể mọi hình thức vui chơi giải trí. Nếu quả đúng vậy, tôi nghĩ Hemingway hẳn phải có nuôi sẵn ý đồ từ trước, chứ chẳng lẽ cứ hạ bút khơi khơi viết, rồi sau đó bốc thăm trúng đại cái tựa The sun also rises hay Le soleil se lève aussi để đặt tên cho cuốn sách.
Trên đây là một vài nét chủ yếu về điều mà tôi gọi là « mỹ học trường phái hiện thực Hemingway ». Ta có thể tóm lược mấy nét chủ yếu này vào hai điểm sau. Trước hết là phục hồi sự trong sạch và tính lương thiện cho chữ nghĩa. Do quan tâm tới điều này, Hemingway mới thường có những câu văn sắc gọn mà mỗi từ sử dụng đều được chọn lựa tinh xảo để phản ánh trung thực điều nhà văn muốn nói lên. Thứ đến là quan niệm về khảo sát và mô tả hiện thực. Theo Hemingway, hiện thực không phải chỉ là những gì ta nhận biết được bằng giác quan mà thôi. Đó mới chỉ là bề mặt, những biểu hiện của đời sống hàng ngày. Còn bề sâu nơi con người, của cuộc sống lại như phần còn chìm sâu dưới đáy đại dương của tảng đá băng, ta phải vận dụng trí tưởng tượng, óc xét đoán mới hình dung được trọn vẹn. Hai điểm mấu chốt này, chính là cây chìa khóa mở động đào, giúp ta biết cách rẽ mây để được soi tỏ lối vào thâm cung tư tưởng Hemingway. Có thế, đọc Hemingway, ta mới thấy rằng sách của ông không chỉ có là những truyện kể phiêu lưu mạo hiểm, tình tiết éo le để đọc trong tinh thần mua vui giải trí, hay để cho các nhà đạo diễn tài ba Hollywood mượn làm sườn để dàn dựng lên những bộ phim tuyệt tác. Trái lại, bên trong những tình huống éo le bi đát của các truyện kể, đằng sau mặt nổi của những hình ảnh lôi cuốn hấp dẫn trên màn bạc, bề sâu mỗi cuốn sách của ông còn là một thông điệp ý nghĩa phản ánh cái nhìn nhân bản sâu sắc của ông về con người, về xã hội loài người và về thân phận con người trong các cơn lốc lịch sử. Đó là điều chúng tôi mong sẽ nói lên được phần nào trong phần kế tiếp.
Nguyễn Bảo Hưng
= = = = = = = = = = = = =
(*) Mời đọc bài « Paris est une fête hay là câu chuyện về một cuốn sách » đã được đăng trong TSVH (mục Văn học thế giới / tiểu mục Văn học Anh, Mỹ).